Viết đoạn văn khoảng 6 câu trình bày suy nghĩ của em sau khi đã học câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nhanh nha đừng chép mạng
2 câu trả lời
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, là biểu hiện của lòng biết ơn, vốn là đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Biết ơn là trân trọng và ghi nhớ công ơn của người khác đã làm cho mình hoặc để lại cho mình một giá trị nào đó. Lòng biết ơn khẳng định phẩm chất cao quý của con người. người sống có lòng biết ơn luôn biết quý trọng của cải, vật chất và các giá trị tinh thần do người khác để lại, không bao giờ xâm phạm, phung phí những giá trị ấy. Ngược lại, người sống không có lòng biết ơn luôn tỏ ra vô tình, lạnh lùng hoặc khinh thường trước công ơn của người khác. Họ sống tham lam, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không muốn đóng góp hoặc cống hiến sức lao động vì một công việc chung. Những người như thế thật đáng chê trách. Ai cũng cần sống có lòng biết ơn bởi không ai có thể một mình mà tạo ra được cả thế giới. Những gì chúng ta đang thụ hưởng hôm nay chính là do biết bao thế hệ đi trước để lại. Chúng ta cần phải phải biết trân trọng và ghi nhớ công ơn ấy. Vừa hưởng thụ, vừa tạo ra nhiều hơn để lại cho các thế hệ mai sau. Có làm được như vậy, xã hội mới phát triển, cuộc sống mới bình yên và hạnh phúc.
Bài làm tham khảo:
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một câu tục ngữ cũng như một câu dăn dạy bảo chúc ta về một đức tính tốt. (1) Câu tục ngữ ông cha để lại muốn nhắc nhở ta vè lòng biết ơn bởi từ xưa đến nay đó vốn là truyền thống quý bóng của dân tộc ta. (2) Với nghĩa đen, nó nhấn mạnh đến việc trồng quả chín rồi đưa người khác ăn. (3) Nói bóng nói gió là "ăn quả" là người hưởng lợi, còn "trồng cây" là người làm ra thành quả cho người hưởng thụ. (4) Tóm lại, câu tục ngữ có ý nghĩa sâu xa là muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. (5)