Viết đoạn văn giải thích các câu tục ngữ :

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

5. Tấc đất tấc vàng.

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

8. Nhất thì, nhì thục.

Mọi người giúp mình được không ạ ?! Mình đang cần gấp ! Mai phải nộp rồi ạ ! 🥺🥺

2 câu trả lời

1  bài làm

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

      Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.

2. bài làm 

Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ " mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa" là một câu tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về hiện tượng nắng mưa của trời. " Mau sao" có nghĩa là nhiều sao; " vắng sao " có nghĩa là ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nya, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mia trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có soa thì trời ngày mai sẽ mưa.

3 bài làm 🥩 

Nhà nông, dân chài lưới, dân đi rừng ở ta chỉ có nhìn mây, nhìn ráng, nhìn mống cụt, cầu vồng mà đoán được gió bão, lũ lụt,… Câu tục ngữ: ‘Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ’ là một kinh nghiệm quý báu về dự báo thời tiết. Ráng là gì? Cuốn ‘Từ điển Tiếng Việt’ do Văn Tân chủ biên đã giải nghĩa như sau: ‘Ráng là đám mây màu sắc hồng, hoặc vàng… do ánh mặt trời buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tà chiếu vào’. Ráng mỡ gà là ráng vàng tươi óng ánh. Có ráng mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải chuẩn bị giữ gìn, chằng buộc, chống đỡ, nhất là nhà gianh vách đất. 


5 bài làm

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng” đã thể hiện hết điều đó. Câu tục ngữ khẳng định giá trị của đất quý như vàng. Thậm chí quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người luôn phải quý trọng, bảo vệ đất đai. Không được phá hủy. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc mà ta yêu quý.
7. bài làm 

Những câu tục ngữ có vai trò to lớn đối với con người, đặc biệt là những kinh nghiệm về lao động sản xuất,  "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống" là một câu tục ngữ như thế. Câu tục ngữ đã thể hiện kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta từ xa xưa.Trong câu tục ngữ, ông cha ta đã nhấn mạnh đến các yếu tố quan trọng thiết yếu trong quá trình canh tác nói chung và nghề trồng lúa nước nói riêng, đồng thời đề cập tới mức độ cần thiết của từng yếu tố.Trước hết đó là vai trò của nước trong quá trình sản xuất.  Nước là một thành phần không thể thiếu đối với cây trồng, nó là thành phần chính và tham gia vào tất cả mọi qua trình cũng như hoạt động sống của cây. Nếu thiếu nước cây sẽ không thể phát triển, thậm chí có thể chết. Tiếp theo đó là phân bón, phân bón là nguồn thức ăn và dinh dưỡng cần thiết cho cây, nuôi dưỡng cây sinh trưởng và phát triển.Ở mỗi giai đoạn cây cần có những loại phân bón và liều lượng khác nhau, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.Đất có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển nên phải cần đến phân để hỗ trợ quá trình đó của cây. Ở vị trí thứ ba là vai trò của con người, sự cần cù chăm chỉ của con người cũng là yếu tố quyết định đến nông nghiệp. Nếu con người chăm chỉ tưới nước, bón phân thì cây mới có thể lớn khỏe, cho năng suất. Ở vị trí thứ ba là vai trò của con người, sự cần cù chăm chỉ của con người cũng là yếu tố quyết định đến nông nghiệp. Sự cần cù cần có cả về lao động chân tay và trí óc. Cuối cùng là vai trò của giống cây. Nguồn giống và chất lượng giống ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng, cần có loại giống thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương thì công chăm bón, cần cù mới phat huy tác dụng. Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã khẳng định rõ vai trò của bốn yếu tố nước, phân bón, sự chăm chỉ của con người và giống cây trong quá trình sản xuất nông nghiệp và vẫn còn giá trị đến bây giờ.
8. bài làm 

Nhất thì, nhì thục là câu tục ngữ để lại ấn tượng sâu đậm trong bạn đọc. Hình thức của câu tục ngữ ấn tượng bởi sự tối giản của nó. Chỉ có hai vế đối xứng nhưng câu tục ngữ đã nhằm nhấn mạnh hai yếu tố thì, thục đồng thời cho mỗi người những kinh nghiệm rất khác nhau. "Thì" trong câu tục ngữ đang muốn nói tới yếu tố thời vụ. Còn "thục" muốn chỉ đất canh tác phù hợp với từng loại cây. Từ đó, cha ông muốn nhắn nhủ chúng ta về tầm quan trọng của yếu tố thời tiết sau đó là giống cây trồng. Quả thực, muốn nông nghiệp đạt hiệu quả thì ta cần quan tâm đến nhũng yếu tố ấy trong nông nghiệp. Và người nông dân cần quan tâm các yếu tố khác nhau trong sản xuất để thu được thành quả lao động xứng đáng. Bài học của cha ông vẫn mãi vẹn nguyên giá trị và giúp ích cho hoạt động lao động sản xuất của con người. 
sorry bạn vì mình chỉ viết được như vậy thôi

Bài làm 1

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

      Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.

      Bài làm 2                                                                                                                                                  Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ " mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa" là một câu tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về hiện tượng nắng mưa của trời. " Mau sao" có nghĩa là nhiều sao; " vắng sao " có nghĩa là ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nya, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mia trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa.

Bài làm 3

      Kể từ khi con người Việt Nam xuất hiện, có miếng trầu xanh, quả cau nhỏ, có tiếng ru à ơi, có tên gọi bình dân mộc mạc thì khi đó cũng có những câu tục ngữ được hình thành. Văn hóa Việt Nam không chỉ dừng lại ở những phong tục tập quán mà nó còn là một hệ thống văn học mà trong đó văn học dân gian với những câu tục ngữ khúc chiết giàu ý nghĩa là một văn hóa bậc nhất. Nói về tục ngữ thiên nhiên có câu: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” Bầu trời trên đầu chúng ta cũng có muôn hình muôn trạng, muôn màu muôn vẻ. Khi thì trong xanh mây trắng, khi u ám đen sì, khi lại vàng vọt, khi đỏ âu, đặc biệt có lúc nó còn có màu mỡ gà. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên trời thay đổi màu sắc như con người thay quần áo mỗi ngày vậy. Màu trời như màu da người có, người khỏe thì da đẹp, trời yên bể lặng thì trong xanh cao vút. Trái lại thì sẽ tồi tệ. Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà. Có thể nói chỉ có một câu thôi nhưng cả một ý nghĩa lớn về cách nhìn hiện tượng thiên nhiên. Con người Việt Nam không tài giỏi đến mức có thể chế tạo ra những chiếc máy hạng tầm cỡ như Mỹ, như Nga nhưng việc đúc kết kinh nghiệm và sống hòa hợp với thiên nhiên thì chúng ta luôn có.

Bài làm 4
Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có lụt: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. Cứ đến tháng bảy (Âm lịch) mà kiến rời khỏi tổ từng đàn lớn, kéo nhau từ chỗ đất thấp lên chỗ đất cao thì nhất định thế nào cũng xảy ra lụt lội. Ở nước ta, mùa lũ thường xảy ra vào tháng tám nhưng có năm kéo dài sang cả tháng chín, tháng mười. Từ thực tế quan sát được nhiều lần, nhân dân tổng kết thành quy luật. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi trời sắp có những đợt mưa to kéo dài, các loại kiến từ trong tổ kéo ra đàn đàn lũ lũ, di chuyển chỗ ờ lên cao để tránh bị ngập nước và để bảo tồn nòi giống. Câu tục ngữ này chứng tỏ người xưa quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác, lâu dần thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm này nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị phòng chống lũ lụt sau tháng bảy Âm lịch.