Viết đoạn văn 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp phân tích khổ thơ trên để thấy được cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép, một phép thế, gạch chân dưới câu ghép và phép thế ấy. - đoạn thơ: “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! “
1 câu trả lời
Khổ thơ thứ 3 trong bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót, nuối tiếc của nhà thơ khi đứng bên linh cửu của Bác(1). Đến bên linh cửu của Bác, nhà thơ như muốn tin rằng: Bác vẫn còn sống bên chúng ta, Bác chỉ đang chìm đắm giấc ngủ sau những tháng năm dài chiến đấu để dành lấy độc lập- tự do cho Tổ quốc(2). Hình ảnh" vầng trăng sáng dịu hiền" đã gợi lên tưởng đến tấm lòng bao dung mà cao thượng trong tâm hồn Bác(3). Nó như cô đúc vẻ đẹp thanh cao, đồng thời nói lên sự hài hòa vốn có của Bác lúc sinh thời(4). Bác như trời xanh mặc dù đã ra đi mãi mãi nhưng những con người Việt Nam luôn ở bên Bác, luôn hướng vào vị cha già của dân tộc(5). Tình cảm mãnh liệt dường như vượt lên ý nghĩa biểu tượng thông thường của hình ảnh tạo nên sự kết nối ngầm của tứ thơ(6). Và cuối cùng, nhà thơ đã thốt lên: " Mà sao nghe nhói ở trong tim"(7). Càng nhận ra sự bất tử của Bác thì nỗi đau mất Bác càng trở nên xót xa, nhức nhối(8). Từ "nhói" đã diễn tả được chiều sâu của nỗi đau ấy trong trái tim đang thổn thức của nhà thơ(9). Đó cũng là sự giãi bày rất chân thực tình cảm kính yêu của tác giả cũng như toàn thể người dân Việt Nam trước di hài của Người(10). Những câu đó đã được người con miền Nam- Viễn Phương cất lên từ trái tim hết sức chân thành và mãnh liệt(11).
* Phép thế ở câu 5, thay thế Bác bằng " vị cha già của dân tộc"
* Câu ghép là câu 5
$anhminh9103$
hoidap247
học tốt