viet doan van 10 den 12 cau neu cam nghi cua em ve nhan vat vũ nương . ko viết dài quá nha

2 câu trả lời

Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, thuộc phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa", sống giũa thời loạn lạc Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "... mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương thuộc phủ Lý Nhân, xuất thân trong một gia đình nghèo khó, vừa có nhan sắc lại có đầy đủ đức hạnh. Vì thế Trương Sinh con nhà hào phú đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới về. Phẩm hạnh tốt đẹp của Vũ Nương được thể hiện rất rõ trong các mối quan hệ với gia đình. Trong cuộc sống vợ chồng, nàng cư xử rất đúng mực, nhường nhịn, luôn biết giữ gìn khuôn phép cho nên dù chồng đa nghi, đối với vợ phải phòng ngừa quá mức nhưng vợ chồng không bao giờ thất hoà. Như vậy dù cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu và có dấu hiệu mua bán nhưng gia đình luôn êm ấm bởi đức hạnh của Vũ Nương. Khi tiễn Trương Sinh đi lính, nàng rót chén rượu đầy dặn dò những lời tình nghĩa đằm thắm thiết tha: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm hoa trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Lời tiễn biệt đó cho thấy nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chàng bình yên trở về. Đó là mong ước giản dị, bình thường của người vợ, người phụ nữ luôn mong cuộc sống gia đình sum vầy, hạnh phúc. Không chỉ vậy, nàng còn biết cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà người chồng phải chịu đựng khi ra chiến trường: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ hiền lo lắng". Rồi nàng còn nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình trong những ngày chồng đi xa: "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Không chỉ là một người vợ thủy chung mà Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước