. Viết đoạn (6 – 8 câu) phát biểu cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giúp với tui cần gấp

2 câu trả lời

Hai dòng đầu của bài thơ Cảnh khuya đã khéo léo vẽ nên khung cảnh núi rừng Việt Bắc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đềm về đêm với tiếng “tiếng hát xa” của con người. Việc sử dụng độc đáo chuyển động và tĩnh lặng làm nổi bật cảnh đêm yên tĩnh, thanh bình nhưng không hấp dẫn, hoang vắng. Sự so sánh làm cho tiếng suối nghe vui tươi và tràn đầy sức sống hơn. Đây là lấy con người làm chủ, khiến cảnh núi non ngày càng gần với con người. Câu thơ thứ hai gợi hình ảnh vầng trăng sáng đẹp được lặp lại ba lần. Bác như xao xuyến, choáng ngợp trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều cung bậc cao thấp xen kẽ sáng tối. Dù chỉ có hai màu trắng và đen nhưng chúng ta đã tưởng tượng ra hàng trăm hàng nghìn màu sắc. Bức tranh được dệt bởi độ cao của mặt trăng, lớp giữa của vòm cổ và lớp hoa bên dưới. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui của cuộc sống con người. Hai câu thơ trên đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, nghệ sĩ Hồ Chí Minh yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên. Ta thấy sẽ có một tâm hồn cao thượng sống trong những giây phút thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

Học tốt ~

Khi nhắc đến các sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ “Cảnh khuya”. Đó là một trong những bài thơ mà em cảm thấy yêu thích nhất.

Hai câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya đã được chủ tịch Hồ Chí Minh vẽ lên với khung cảnh thơ mộng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya ở nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo giống như tiếng hát vang vọng lại giữa nơi núi rừng vắng vẻ. Tiếp đến đó là khung cảnh núi rừng dưới ánh trăng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ đã gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù có hiểu theo cách nào thì thiên nhiên lúc này cũng thật đẹp. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.

Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm vào đó tâm trạng của mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác cũng nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nỗi lo âu được bộc lộ rất tự nhiên, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đã gợi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước của Bác. Đối với Người, non sông đất nước tươi đẹp này không thể rơi vào tay giặc. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

“Cảnh khuya” có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ đã thể hiện được không chỉ là tình yêu thiên của Hồ Chủ tịch. Mà còn bộc lộ được tâm trạng của Bác thật tự nhiên, chân thực.

CHÚC BẠN HỌC TỐT