bài 23: kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII 1, nông nghiệp 2, sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán trả lời câu hỏi: tình hình thủ công nghiệp như thế nào? kể tên các làng nghề thủ công
2 câu trả lời
1. Nông nghiệp
a. Đàng Ngoài
- Thời Mạc Đăng Doanh, khi mà chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc triều, nông nghiệp yên ổn, nhà nhà no đủ.
- Từ khi diễn ra những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến, sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
+ Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.
=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói kém.
b. Đàng Trong
- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng đế củng cố cát cứ.
- Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
- Năm 1698, đặt phủ Gia Định, sau đó sáp nhập vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên vào dinh này, lập thôn xóm mới ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kết quả của quá trình khai hoang mà nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, năng suất lúa rất cao.
=> Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. Đồng thời, Đàng Trong xuất hiện tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.
2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán:
a) Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp phát triển nhất là các nghề: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,..
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng; làng dệt La Khê,...
- Thợ thủ công có tay nghề cao, sản phẩm chất lượng.
Bình gốm Bát Tràng (sản xuất năm 1627)
b) Thương nghiệp:
- Buôn bán được mở rộng.
- Hình thành nhiều chợ, phố xá và xuất hiện các đô thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An,...
Thương cảng Hội An thế kỉ XVI
- Thương nhân nước ngoài đến buôn bán tấp nập.
+ Mua: tơ tằm, đường, rần hương, ngà voi,...
+ Bán: vũ khí, len dạ, pha lê,...
- Nửa sau thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, thành thị suy tàn dần.
Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán:
a) Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp phát triển nhất là các nghề: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,..
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng; làng dệt La Khê,...
- Thợ thủ công có tay nghề cao, sản phẩm chất lượng.
Bình gốm Bát Tràng (sản xuất năm 1627)
b) Thương nghiệp:
- Buôn bán được mở rộng.
- Hình thành nhiều chợ, phố xá và xuất hiện các đô thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An,...
Thương cảng Hội An thế kỉ XVI
- Thương nhân nước ngoài đến buôn bán tấp nập.
+ Mua: tơ tằm, đường, rần hương, ngà voi,...
+ Bán: vũ khí, len dạ, pha lê,...
- Nửa sau thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, thành thị suy tàn dần.