Viết bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ sau: Cảnh khuya ( được chép mạng nhưng cần lọc và thêm đoạn văn của mn vào nha~) Mà đừng lấy nhiều nha mn :> Thanks

2 câu trả lời

Trong bài cảnh khuya, nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.

Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.

Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng

Bài này mình lấy bài từ năm lớp 7 của mình í M.Gorki từng cho rằng “ người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận của tác phẩm là đoc giả “ quả thật, sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật đã khó nhưng để nó sống mãi trong lòng độc giả còn khó hơn. Vậy mà người cha vĩ đại Đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy qua tác phẩm cảnh khuya, người cha vĩ đại ấy không ai khác chính là Bác Hồ kính yêu . Người cha vĩ đại đã đặt bút vào năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa  Trăng lồng cổ thụ bóng lòng hoa “ Tiếng suối đã được Bác ví như tiếng hát êm đềm, trong trẻo. Ánh trăng chiếu bóng của cổ thụ Và hòa vào dòng suối khiến cho bức tranh lung linh huyền ảo, tràn đầy màu sắc. Thể hiện rằng Bác là một người yêu thiên nhiên. “ Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà “ Bác đã là một người nhà thơ một người nghệ sĩ yêu cảnh khuya nên tới giờ bác vẫn chưa ngủ , Bác Còn là một người chiến sĩ yêu đất nước yêu dân đặc biệt là yêu dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã sử dụng điệp ngữ , so sánh là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với số câu bốn câu bẩy chữ. Nhà thơ chế Lan Viên từng cho rằng “ vạt áo của Triệu nhà thơ không bọc hết  mà rơi vãi hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp lên trang” quả đúng như lời chia sẻ của mình Ngòi bút của người cha vĩ đại đã nhặt lấy chữ của đời mà góp lên trang. Qua bài thơ tôi cảm nhận được hình bóng lặng lẽ bên dòng suối âm thầm bảo vệ đất nước của người cha già kính yêu.