viết 1 bài chứng minh ý kiến của Bác : " dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước . Đó là 1 truyền thống quý báu của ta " và bài nghị luận về đức tính và lối sống giản dị của bác .

1 câu trả lời

@danggiabao0
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" Có ai có nhớ đoạn văn xuôi này của chủ tịch Hồ Chí Minh, với một quốc gia , lòng yêu nước là sức mạnh. Mỗi khi đất nước lâm nguy, lòng yêu nước như được nhân lên, kết thành khối vững chắc tạo nên sức mạnh vô song. Do vậy, lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng gắn với niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là phẩm giá Việt Nam cần được bảo vệ, phát huy và cũng tránh bị ngộ nhận, lợi dụng. Ngày nay, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, đất nước ta đã, đang phải đối mặt với những thách thức mới, những hiểm họa mới. Chưa kể, hội nhập sâu rộng cùng thế giới, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những "luật chơi" khắc nghiệt trong bối cảnh tiềm lực chưa đủ mạnh để khống chế, gạt bỏ hệ lụy khi cánh cửa thị trường trong nước ngày càng mở rộng. Nguy cơ đang hiện hữu, lòng yêu nước cần được đặt ra những nội hàm và cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước Việt Nam cần được thể hiện cao độ bằng sức sáng tạo, bằng mỗi việc làm trên tinh thần vì dân tộc, vì cộng đồng. Thách thức phía trước, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo trong từng bước đi, từng hành động để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Việt Nam, tránh được những hệ lụy xã hội, và xây dựng một nền kinh tế hùng mạnh, tự chủ đủ sức vượt qua được rủi ro và hệ lụy từ phía ngoài. Yêu nước, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, trong suy nghĩ và hành động. Mỗi người Việt Nam dù ở vị trí nào, ở bất cứ đâu hãy cố gắng cân nhắc lợi - hại, đúng - sai, giữ nhiệt huyết nhưng phải tỉnh táo để không suy nghĩ ích kỷ và tự mãn. Lòng yêu nước chân chính khác xa với sự mù quáng. Trước những vấn đề nhạy cảm và phức tạp liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, thời gian gần đây, lòng yêu nước và ý thức dân tộc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong mỗi người dân nước Việt. Nhiều nhân sĩ, trí thức đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhiều ý kiến tâm huyết để bảo vệ và phát triển đất nước. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những tài liệu lịch sử quan trọng giúp người dân Việt Nam và bạn bè thế giới hiểu rõ hơn chủ quyền quốc gia của chúng ta trên Biển Đông. Tại các diễn đàn quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã đứng về phía Việt Nam tôn trọng sự thật, chân lý trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Đối lập với cuộc đấu tranh chính nghĩa vì lợi ích dân tộc của Đảng, Nhà nước và những người Việt Nam yêu nước chân chính, các thế lực thù địch và những phần tử chống đối đang ra sức lợi dụng lôi kéo người dân tụ tập, hò hét, nhân danh lòng yêu nước để gây mất trật tự công cộng, truyền bá những tư tưởng xấu nhằm làm rạn vỡ sự gắn bó của Đảng và Nhà nước với nhân dân, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Do vậy, mỗi người Việt Nam hãy gạt bỏ những định kiến cá nhân, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, đồng thời nhận thức đúng xu thế tất yếu khách quan của thời đại. Chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước của mình bằng tình cảm nhiệt huyết nhưng tỉnh táo, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, không để bị lạm dụng, bị lôi kéo vào những bè phái, tổ chức nhân danh lòng yêu nước nhưng thực chất là gây tổn hại tới sức mạnh và lợi ích đất nước, tiếp tay cho những âm mưu kêu gào yêu nước bằng máu xương của người khác…