Vì sao đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn thứ hai cả nước
2 câu trả lời
VÌ :
Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ sông Hồng) là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương và 8 tỉnh, 11 thành phố (ngang cấp huyện) trực thuộc tỉnh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (hơn 21 triệu người)[1].
Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi "trung du" và núi cao "thượng du". Không giống như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là "châu thổ sông Hồng".
Danh từ Trung châu từng được dùng trong sử sách ngày xưa để chỉ định vùng bình nguyên này của miền Bắc. Công nghiệp đồng bằng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại nền đá ở vùng Đông Bắc. Cách đây 200 triệu năm, vào cuối đại Cổ sinh, lớp đá này bị sụt xuống. Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan. Cửa sông Hồng lúc đó ở Việt Trì. Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm. Các trầm tích Neogen lắng xuống làm cho vịnh biển thu hẹp lại. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét. Trên cùng là lớp phù sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần.
Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ.
Dân số khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay khoảng trên 21 triệu người (thời điểm 2016), chiếm khoảng 22% tổng dân số cả nước,[5] bình quân khoảng 1.413 người trên 1 cây số vuông. Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường.
- Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
- Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.
- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống… với 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng.
- Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng.
- Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
- Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải – Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn…
-
Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là: luyện kim, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện. Các ngành công nghiệp khai thác: khai thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác cao lanh.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% cả nước.[cần dẫn nguồn] Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh.
Tính đến cuối năm 2009, vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện tích đất tự nhiên các KCN.
-
Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời.
Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha (1995) lên là 58,9 tạ /ha (2008)
Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.
Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng
Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình nằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn thứ hai cả nước vì:
- Diện tích rộng hơn 1,4 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích toàn quốc.
- Có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
- Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông Hồng.
- Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long.
- Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là trên 70 vạn ha (chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng), trong đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở lên.