vì sao công dân có quyền tự do tín ngưỡng?

2 câu trả lời

Có, vì quyền tự do tín ngưỡng là do tổ tiên, việc thờ cụng mang ý nghĩ tượng trưng, không phải mê tín dị đoan

Theo luật pháp quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo bao gồm các vấn đề: Tự do có, theo hoặc thay đổi một tôn giáo hay tín ngưỡng do mình lựa chọn; tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc không công khai dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. Ở Việt Nam, từ những ngày đầu thành lập nước, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã luôn được ghi nhận và được thể hiện trong các hiến pháp qua các thời kỳ từ Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, 1980, 1992. Hiến pháp 2013 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều 24 (Chương II) của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Quyền tự do, tín ngưỡng trong Hiến pháp 2013 được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản như sau:

Câu hỏi trong lớp Xem thêm