Vẻ đẹp tâm hồn của các nhà thơ Việt Nam qua 1 số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 11
2 câu trả lời
Nhà thơ Huy Cận đã từng viết:
“Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”
Qua biết bao đổi thay của cuộc sống, bao thằng trầm của lịch sử dân tộc, con người Việt Nam vẫn giữ trong mình những nét đẹp riêng, những phẩm chất riêng. Suốt chặng đường tiến tới Chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đã tình nguyện làm những thư kí trung thành, ghi chép một cách đầy đủ và chân thực những vẻ đẹp rạng ngời của con người Việt Nam.
Vẻ đẹp đầu tiên và cũng là lòng tự hào tự tôn dân tộc chính là vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, của ý thức sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do, giống như ai đó đã từng viết:
“Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu ta cần chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”
Ý chí độc lập dân tộc đã vượt qua tình yêu quê hương, để hwongs trọn tình yêu ấy cho đất nước. Người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã sẵn sàng dứt áo ra đi, để một lòng hướng trái tim ra tiền tuyến:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”
Suốt chặng đường kháng chiến chống Pháp, những người lính cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Lí tưởng cao đẹp nhất của họ là giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Hay như hình ảnh cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
“Trái tim” – hình ảnh hoán dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe vì sự nghiệp thống nhất đất nước. “Trái tim” ấy là trái tim yêu thương, trái tim sục sôi căm giận, trái tim sẵn sàng hy sinh cho “trái tim” của biết bao con người khác cũng là anh em, cũng chung dòng máu Việt. Để rồi không chỉ là “trái tim” nơi tiền tuyến cam go khốc liệt, mà ngay cả “trái tim” nơi hậu phương cũng một lòng trọn niềm tin kháng chiến:
“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội…”
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thổi tình yêu nước vào bài thơ, để bà mẹ Tà-ôi có khát vọng đất nước được giải phóng, được thấy Bác Hồ, để truyền tình yêu ấy vào tiềm thức của đứa con. Trong lời ru của mẹ có ước mơ của riêng bà và cũng là ước mơ của cả dân tộc về giấc mơ tình thương, giấc mơ về ấm no, hạnh phúc, giấc mơ chiến thắng. Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước còn là sự hy sinh, xả thân quên mình vì bầu trời hòa bình như nhân vật anh Sáu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Dù yêu thương con vô hạn, dù chưa được hưởng trọn cái tình yêu, cái tiếng gọi ba của bé Thu nhưng vì đất nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, anh Sáu đã quyết định ra đi để làm tròn bổn phận, làm tròn nhiệm vụ của một người lính, một thành viên trong gia đình và tiếp nối tình yêu đó trên con đường Cách mạng bằng nỗi nhớ, để rồi “trong trận càn của địch, anh bị hy sinh”. Thật xót xa và đớn đau! Thế mới biết chiến tranh đã cướp đi bao mái ấm gia đình, bao niềm hy vọng về đất nước đang bỏ dở…
Vẻ đẹp của con người Việt Nam còn được xây dựng trên mặt trận lao động. Đó alf vẻ đẹp của tình thần lao động hăng say, của tinh thần làm chủ cuộc sống, của ý thức xây dựng Tổ quốc làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước. Bằng cách sống có lí tưởng, dám ước mơ, biết vươn lên có ý nghĩa để cống hiến, để thành người có ích với cộng đồng, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những người lao động bình thường, lặng lẽ vô danh ở núi rừng bạt ngàn Tây Bắc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao khi đang ở độ tuổi hai mươi bảy. Đang là thanh niên – cái thời gian thỏa sức vui chơi, chạy nhảy mà anh lại chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào náo nhiệt, rời xa gia đình để gắn bó với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất,… phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Một công việc đầy khó khăn khắc nghiệt nhưng không vì vậy mà anh bỏ bê, lơ đãng mà ngược lại, anh làm việc đầy say mê và đầy trách nhiệm. Vẫn biết công việc ấy là gian khổ nhưng “thiếu nó anh buồn đến chết mất” vì đó là niềm vui và nguồn sống của anh. Đối với anh, hạnh phúc là khi được lao động, cống hiến hết mình vì đất nước. Xây dựng đất nwocs ngày giàu mạnh hơn, với anh đó là một niềm vui. Không chỉ anh mà cả ông họa sĩ già day mê nghệ thuật, cô kĩ sư trẻ mới ra trường, bác lái xe vui tính vởi mở, ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học…đã lao động âm thầm, lặng lẽ mà đầy ý nghĩa bởi công việc của họ đã cống hiến vì đất nước, vì mọi người. Trên mặt trận lao động, con người Việt Nam luôn dốc lòng dốc sức, nhiệt tình xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là bài thơ tiêu biểu sau Cách mạng tháng Tám như thế. Mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động đang làm chủ cuộc đời, Huy Cận đã cất lên bài ca về những người dân chài với đức tính cần cù và tinh thần lạc quan trong lao động:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Không còn là từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà là cả một “đoàn thuyền”, một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay. Ra khơi đánh cá, họ cầu mong biển lặng sóng êm để “kéo xoăn tay chùm cá nặng”, góp phần làm giàu cho đất nước. Chi tiết “căng buồm” của tác giả đã lột tả hết thảy tinh thần phấn khơi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển:
Câu hát căng buồn với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Vẻ đẹp của họ chính là góp tay xây dựng đời thêm hạnh phúc ấm no. Góp sức nhỏ bé để làm một điều ý nghĩa và lớn lao, đó là niềm vinh hạnh, niềm vui.
Bên cạnh những vẻ đẹp truyền thống ấy, người Việt Nam còn được biết đến với vẻ đẹp trong tâm hồn sâu kín, đời sống nội tâm phong phú, tình cảm dào dạt bao la. Đến với “Đồng chí” của Chính Hữu, người đọc sẽ biết rõ hơn tình đồng chí đồng đội trong chiến đấu gian lao. Cùng là người bạn tâm giao trên chiến hào, họ chia sẻ ngọt bùi “đêm rét chung chăn” để trở thành “đôi tri kỉ”. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp, tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu và giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Dù khó khăn cực khổ đến đâu, họ cũng đâu quản ngại bởi bên cạnh họ đã có bàn tay của người đồng đội thân thương:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Nắm lấy bàn tay để trao truyền sức mạnh, nắm lấy bàn tay để sưới ấm cả không gian núi rừng:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Một khung cảnh thơ mộng, nói lên cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thêm keo sơn gắn bó. Nhưng kháng chiến đâu phải chỉ dành tình cảm cho người bạn tri âm tri kỉ là đủ; họ - những người chiến sĩ vẫn dành riêng cho một góc nhỏ trái tim mình, ngoài tình yêu đất nước còn là tình yêu gia đình, tình phụ tử, mẫu tử thiêng liêng. “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện như thế. Những tưởng chiến tranh sẽ để lại đâu đó trên cuộc đời một mái ấm hạnh phúc, nhưng không, chiến tranh là toàn bộ bi kịch. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe tiếng gọi “ba” một cách không trọng vẹn. Bom đạn làm thay đổi hình hai anh Sáu, ngỡ rằn bom đạn đã cắt đứt hẳn tình yêu cha trong lòng đứa con gái ngây thơ, nhưng bất ngờ làm sao cái giây phút chia xa lại rạo rực trong lòng bé Thu một tình cha con vỡ òa, sâu nặng. Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng về tình phụ - tử mà bom đạn kẻ thù không thể nào tàn phá nổi. Chính vì thế mà cái lúc hấp hối, anh Sáu “đưa tay vào túi, móc cây lược”, đưa cho người bạn với ánh mắt năn nỉ cầu xin, làm giúp anh cái tâm nguyện cuối cùng là trao lại kỉ vật ấy cho đứa con gái nơi quê nhà đang mong ngóng. Chiếc lược ngà mãi sẽ là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầu máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng bạn đọc của ngày ấy, và của cả hôm nay.
Vẻ đẹp của con người Việt Nam nơi hậu phương còn là tình bà cháu thiêng liêng ấm áp. Nhà thơ Bằng Việt đã để lại cho thi đàn văn học Việt một lời thơ đẹp với cảm xúc dào dạt nhắc lại kí ức một thời gian khổ - đói nghèo chiến tranh:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Bếp lửa hiện lên trong sương sơm, “nồng đượm”, mang tình thương chở che, ôm ấp, “ấp iu” của lòng bà. Nghĩ về bếp lửa, nhớ về gia đình, đứa cháu thương bà khốn kể xiết. Chiến tranh – nhiều cảnh ngộ khác nhau, người bà đã thay thế vị trí người mẹ để chăm chút, để nuôi dạy đứa cháu nhỏ:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc…
Mỗi câu thơ như đã tô đậm thêm những phẩm chất cao quý của người bà kính yêu. Cùng với bà, hình tượng “bếp lửa” cũng đã bùng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa ”dai dẳng” với niềm tin bất diệt… Mỗi vần thơ chứa đựng bao nghĩa nặng tình sâu, bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu, biết bao niềm yêu thương, bao ước mơ, hoài bão… Không gian và thời gian xa cách, và dù cuộc đời có đổi thay, dù “có ngọn khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả” nhưng tình thương nhớ bà trong lòng người cháu vẫn mãnh liệt và thiết tha. Qua bài thơ, ta càng thấy rõ tình cảm gia đình là một tình cảm tha thiết của con người Việt Nam. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm ồn vô cùng ấp áp và thiêng liêng của dân tộc suốt chiều dài kháng chiến cứu nước và giữ nước.
Con người Việt Nam hiện lên trong các tác phẩm văn học hiện đại vừa mang vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, vừa mang vẻ đẹp của con người mới dưới chế độ Chủ nghĩa xã hội. Các tác phẩm phác họa vẻ đẹp của con người Việt Nam bằng sự thấu hiểu sâu sắc, bằng thái độ ngợi ca và trân trọng hết mình. Qua đó cho thấy văn học hiệc đại phát huy tinh hoa bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt, có sự kế thừa và phát huy những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, đồng thời góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách cho các thế hệ của con người Việt Nam.
A. Mở bài
- Giới thiệu các nhà thơ có trong chương trình Ngữ Văn 11 như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,...
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
B. Thân bài
1. Khái quát chung
- Giới thiệu bối cảnh chung của các sáng tác trong phong trào thơ Mới.
- Nội dung chung nhất của phong trào thơ Mới.
2. Cảm nhận
- Cái "tôi" trong các tác phẩm
- Nỗi sầu nhân thế,....
3. Mở rộng
- So sánh với các nhà thơ khác.
C. Kết bài
- Cảm nhận chung
- Mở rộng vấn đề