Văn:soạn trước bài rút gọn câu và câu đặc biệt

2 câu trả lời

* RÚT GỌN CÂU:

I. Thế nào là rút gọn câu ?

1. 

- Cấu tạo: 

a) Vắng chủ ngữ, chỉ có vị ngữ.

b) Có đầy đủ cả chủ ngữ  vị ngữ

2. Những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu (a):

Chúng ta, Chúng em, Mọi người, Người Việt Nam,... học ăn, học nói, học gói, học mở.

3. Lí do lược bỏ chủ ngữ trong câu (a):
Vì đây là một câu tục ngữ ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

4. 

a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

`->` Thành phần vị ngữ được lược bỏ ("đuổi theo nó").

b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội ?

    - Ngày mai.

`->` Cả chủ ngữvị ngữ được lược bỏ ("mình đi Hà Nội").

II. Cách dùng câu rút gọn

1.

- Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." đều thiếu chủ ngữ.

`->` Không nên rút gọn như vậy vì rút gọn sẽ làm cho câu khó hiểu.

2. Thêm các từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép:

+ Thưa mẹ, bài kiểm tra toán.

+ Bài kiểm tra toán ạ

+ Bài kiểm tra toán mẹ ạ.

3. Khi rút gọn câu, cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

III. Luyện tập

1.

- Các câu rút gọn là:
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

`->` Thành phần bị lược bỏ là thành phần chủ ngữ.

b) + Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 

    + Ăn quả, chúng ta nhớ kẻ trồng cây.

c) Ai nuôi lợn ăn cơm nằm, ai nuôi tằm ăn cơm đứng.

`->` Tác dụng rút gọn:
+ Nhấn mạnh vào được thông tin chính.

+ Câu ngắn gọn, súc tích hơn.

+ Cách ứng xử, kinh nghiệm sản xuất chung cho mọi người.

2. 

a) 

- Câu rút gọn:
+ Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

+ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

`->` Rút gọn chủ ngữ.

- Khôi phục:
+ Ta bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

+ Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b)

- Câu rút gọn:

+ Đồn rằng quan tướng có danh,

+ Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

+ Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân !

`->` Rút gọn chủ ngữ.

- Khôi phục:
Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Ta ban khen rằng: "Ấy mới tài",

+ Ta ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Khi xông vào trận tiền quan tướng cởi khố giặc ra (!)

Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân !

`=>` Trong văn vần (thơ, ca dao,...) thường gặp nhiều câu rút gọn bởi lẽ văn vần chuộng lối diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng được quy định rất hạn chế.

3. 

- Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau vì:

+ Cậu bé dùng quá nhiều câu rút gọn: "Mất rồi.". "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

+ Hoàn cảnh nói chuyện không giúp cho ông khách hiểu được phần bị rút gọn là gì.

+ Mỗi người hiểu phần rút gọn theo một cách:

\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Cậu bé: nghĩ đến tờ giấy bố viết}&\text{Người khách: nghĩ đến ông bố cậu bé}\\\hline \text{- (Tờ giấy) Mất rồi.}&\text{- (Ông bố) Mất rồi.}\\\hline\text{- (Tờ giấy) Mất tối hôm qua.}&\text{- (Ông bố) Mất tối hôm qua.}\\\hline \text{- (Tời giấy) Mất vì cháy.}&\text{- (Ông bố) Mất vì cháy.}\\\hline\end{array}

`=>` Bài học: Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì dùng không đúng có thể gây hiểu lầm.

4. 

- Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là các câu trả lời của anh chàng tham ăn

$\left.\begin{matrix} Đây.\\Mỗi\\ Tiệt ! \end{matrix}\right\}$ `->` Đều là câu rút gọn cộc lốc, khiếm nhã, thô lỗ khiến không ai hiểu được.

`=>` Tác dụng gây cười và phê phán thói tham ăn đến mức mất nhân cách của nhân vật.

__________
* CÂU ĐẶC BIỆT:

I. Thế nào là câu đặc biệt ?

"Ôi, em Thủy !"

- Câu in đậm không phải là câu rút gọn vì không thể khôi phục được thành phần bị lược bỏ.

- Đây là câu đặc biệt vì không thể có chủ ngữvị ngữ.

`=>` Chọn `C`.

II. Tác dụng của câu đặc biệt

- Các câu đặc biệt là:

+ (1): Một đêm mùa xuân. (Xác định thời gian, nơi chốn)

+ (2): Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng)

+ (3): "Trời ơi !" (Bộc lộ cảm xúc)

+ (4): - Sơn! Em Sơn ! Sơn ơi !; - Chị An ơi ! (Gọi đáp)

III. Luyện tập

1 + 2.

a) 

- Không có câu đặc biệt.

- Câu rút gọn:
+ "Có khi được trưng bày... trong hòm."

+ "Nghĩ là phải ra sức giải thích... kháng chiến."

`->` Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

b)
- Câu đặc biệt: $\underbrace{\text{"Ba giây... Bốn giây... Năm giây...}}$$\underbrace{\text{Lâu quá !"}}$

`->` Tác dụng:                      Xác định thời gian            Bộc lộ cảm xúc

- Không có câu rút gọn.

c)

- Câu đặc biệt: "Một hồi còi."
`->` Tác dụng: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

- Không có câu rút gọn.

d) 

- Câu đặc biệt: "Lá ơi !"

`->` Tác dụng: Gọi đáp.

- Câu rút gọn: 

+ "Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !"

`->` Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn (câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ).

+ "Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu."

`->` Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

3. 

Mùa xuân. Bầu trời quê tôi như bớt đi những sắc mây u ám, ló rạng những tia nắng vàng ấm áp. Những chồi lá non đang dần hé nở trên cành cây sau một giấc ngủ đông dài. Cánh hoa xuân khẽ rung rinh trong làn gió nhẹ, khoe sắc hương đóng chào mùa mới sang. Những chú chim non uống những giọt sương đêm còn đọng lại trên lá rồi líu lo cất tiếng hót vang xa. Quê hương ơi ! Xuân đã về trong náo nức của muôn loài.

● 𝑀𝒾𝓃𝓉 ●

       $\text{ RÚT GỌN CÂU}$

I. Thế nào là rút gọn câu?

1. Cấu tạo của 2 câu khác nhau ở chỗ:

- Câu a) thì bị lược đi chủ ngữ;

- Câu b) lại xuất hiện chủ ngữ “Chúng ta"

2. Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a).

Ví dụ: Các em: Mọi người; Cháu...

3. Chủ ngữ trong câu a) có thể chứa đựng rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ cho nên đã được lược bỏ để trở thành một chân lí cho mọi người.

4.

a) Thành phần vị ngữ bị lược bỏ đó là “đuổi theo nó". Nếu thêm vào thì sẽ lặp, nếu bỏ đi thì người đọc vẫn hiểu được mọi người đang đuổi theo nó. Chính câu đầu cho ta liên tưởng được điều này.

b) Đáng lẽ: “Tôi đi Hà Nội ngày mai”. Cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Bởi do câu hỏi đã gợi cho ta cái phần này.

II. Cách dùng câu rút gọn

1.  Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." thiếu thành phần chủ ngữ.

Không nên rút gọn mà nên thêm chủ ngữ: “Chúng em". Bởi vì không thể lấy chủ ngữ “Trường em" để ta liên tưởng ở vị trí chủ ngữ.

2. Câu in đậm cần thêm và viết lại như sau: "Thưa mẹ, bài kiểm tra toán", "Bài kiểm tra toán ạ!" hoặc "Bài kiểm tra toán mẹ ạ!".

3. Khi rút gọn câu ta cần lưu ý:

- Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

- Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

        $\text{CÂU ĐẶC BIỆT}$

I. Thế nào là câu đặc biệt?

Cho ba câu sau:

   Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng:

A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B - Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Trả lời:

Câu: “Ôi, em Thủy" là câu đặc biệt vì nó không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ như câu thông thường, cũng không phải được lược bớt thành phần nào đó để có thể khôi phục như câu rút gọn.

Chọn đáp án C.

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Các câu đặc biệt là:

- (1): Một đêm mùa xuân. (Xác định thời gian, nơi chốn)

- (2): Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng)

- (3): "Trời ơi!" (Bộc lộ cảm xúc)

- (4): - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!; - Chị An ơi! (Gọi đáp)

$\underline{yangg}$

Chúc bạn học tốt, cho mình hay nhất nha ^-^