Vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường và giữ gìn môi trường ở tỉnh Khánh Hòa như thế nào? Phải giải thích rõ ô nhiễm như thế nào? Giải pháp?

2 câu trả lời

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường

      Chất lượng nước mặt

     Tỉnh Khánh Hòa có hai con sông thuộc loại trung bình hoặc nhỏ so với các sông khác ở Trung Bộ, đó là sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh), nhưng có tổng diện tích lưu vực xấp xỉ 3.000 km2 - chiếm 3/5 diện tích của tỉnh. Chất lượng nước sông Cái Nha Trang, sông Dinh Ninh Hòa từ năm 2015 - 2019 khá tốt với phần lớn các thông số nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn, tuy nhiên tại một số vị trí có thời điểm vẫn còn một số thông số nằm ngoài giới hạn cho phép của quy chuẩn( Sông Dinh Ninh Hòa, vị trí Cầu Dục Mỹ thông số TSS có nồng độ TB 66,5; cực tiểu 7,0; cực đại 1,173,0mg/l. Các nồng độ TSS cao hơn mức 20mg/l được gặp vào tất cả các năm, giá trị cực đại được gặp vào năm 2019). Chất lượng nước tại 7 hồ gồm Hồ Hoa Sơn, Suối Dầu, Đá Bàn, Cam Ranh, Tiên Du, Tà Rục và hồ Suối Hành, theo kết quả quan trắc cho thấy có một vài chỉ tiêu có lúc không đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Hồ Cam Ranh TSS có nồng độ TB 17,5; cực tiểu 3,0; cực đại 87,0. Nồng độ TSS cao hơn mức 20mg/l được gặp vào năm 2015, 2018 và 2019).

     Đối với các mương tiếp nhận nước thải, qua kết quả thống kê số liệu 5 năm (2015 - 2019) nồng độ (giá trị) của các chỉ tiêu pH, DO, Zn, Cu,Pb, Cr, As, Cd đều đạt yêu cầu của Quy chuẩn QCVN 39:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu. Tuy nhiên, trong số các trạm quan trắc nước mặt, nồng độ của nhiều kim loại trong số các kim loại nêu trên cao nhất tại trạm Mương Nhà máy Dệt  do đặc thù của hoạt động sản xuất tại Nhà máy Dệt.

     Chất lượng nước biển

     Đối với diễn biến môi trường biển ven bờ, hàm lượng DO trong môi trường nước biển ven bờ tại khu vực Đại Lãnh và Vịnh Vân Phong - Bến Gỏi, Đầm Nha Phu, Nha Trang - Bãi Dài¸Đầm Thủy Triều - Vịnh Cam Ranhđều có giá trị nằm trong khoảng cho phép quy định trong QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, tuy chỉ có oxy hòa tan không đạt giới hạn cho phép tại Đỉnh Đầm Nha Phu và Đỉnh Đầm Thủy Triều.Hàm lượng Amoni, Dầu mỡ trong nước biển ven bờ tại Đại Lãnh và Vịnh Vân Phong – Bến Gỏi, Đầm Nha Phu đều đạt QCVN 10-MT:2015/BTNMT và có xu hướng giảm qua từng năm. Khu vực Vịnh Nha Trang - Bãi Dài, các thông số quan trắc nhưCOD, amoni, và dầu mỡ đều đạt QCVN 10-MT:2015/BTNMT, chỉ có thông số coliform tại Bãi Dài vượt quy chuẩn tần suất vượt 33%. Khu vực Đầm Thủy Triều - Vịnh Cam Ranh: các thông số quan trắc amoni, đều đạt quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMTngoại trừ oxy hòa tan không đạt quy chuẩn tại Đỉnh Đầm Thủy Triều và Cầu Long Hồ (tần suất 8%), coliform vượt quy chuẩn tại Cảng Cam Ranh (33%), Nhà máy đường Khánh Hòa (8%).

     Chất lượng môi trường không khí

     Chất lượng môi trường không khí của tỉnh Khánh Hòa được cải thiện qua các năm do nồng độ bụi PM2,5, CO hay SO2 đều có xu hướng giảm từ 5% - 16% qua các năm. Diễn biến nồng độ bụi (TSP) trong năm 2016 - 2019 tại các trạm quan trắc cho thấy, tại phần lớn các khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động giao thông (điển hình là khu vực Ngã Ba Cây Dầu Đôi) với giá trị nồng độ bụi khá cao và cao hơn các khu vực Ngã Ba Ninh Hòa, Sân Bay Cam Ranh hay Bãi Dài, nhưng lại có xu hướng giảm dần vào năm 2019. Tại các khu dân cư hầu hết nồng độ bụi đều khá thấp, hầu như nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.Nhưng có thể nhận thấy nồng độ tại các khu vực này cũng chịu tác động một phần của giao thông vì vị trí lấy mẫu cũng gần các tuyến đường giao thông. Khu vực có chất lượng môi trường không khí ít biến động nhất và đạt quy chuẩn qua các đợt quan trắc chủ yếu là khu vực TT Vạn Giã, khu TĐC Ninh Thủy, Sân Bay Cam Ranh hay Thị trấn Khánh Vĩnh.

   Đối với nồng độ NO2 tại các trạm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Nồng độ NO2 trung bình trong năm 2019 tại hầu hết các khu vực khác trong tỉnh tăng so với năm 2016, nhưng giảm so với năm 2017 và 2018.Riêng tại 02 trạm Ngã Ba Cây Dầu Đôi và TP. Cam Ranh có xu hướng gia tăng qua các năm. Khu vực có nồng độ NO2 cao tập trung chủ yếu các trạm ven tuyến đường giao thông như Ngã Ba Ninh Hòa, Ngã Ba Cây Dầu Đôi hay TP. Cam Ranh.Nồng độ SO2 tại các trạm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.Nồng độ SO2 trung bình trong năm biến động không nhiều qua các năm tại các trạm.Riêng tại 02 trạm Ngã Ba Cây Dầu Đôi và TP Cam Ranh cũng có xu hướng gia tăng qua các năm và cũng là 02 trạm có nồng độ SO2 cao nhất trong toàn tỉnh.

Giải pháp

   Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật BVMT từ trung ương đến địa phương; có các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa công tác BVMT nhằm giảm áp lực kinh phí sự nghiệp môi trường của Nhà nước trong các lĩnh vực: Ưu tiên đầu tư, mua sắm thực hiện các dịch vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, xây dựng các dự án, công trình xử lý chất thải sinh hoạt, các công trình BVMT… Tìm kiếm, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ ngoài ngân sách trong và ngoài nước để hỗ trợ công tác BVMT.

     Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường: củng cố cơ cấu tổ chức, bộ máy cán bộ công chức làm công tác BVMTđể có thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ theo phân cấp của LuậtBVMT. Đi đôi với việc củng cố nhân sự, triển khai ngay các chương trình nâng cao năng lực cho Sở TN&MT, Ban quản lý KKT Vân Phong, các phòng TNMT các huyện. Bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp thiết bị văn phòng để có thể lưu trữ dữ liệu và sử dụng các phần mềm quản lý có hiệu quả, các trang thiết bị đo nhanh một số chỉ tiêu môi trường… Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường các Trường, Viện nghiên cứu tổ chức các khoá học bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực để có thể đáp ứng yêu cầu trong nhiệm vụ mới.

     Nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường:nâng cao năng lực của Trung tâm quan trắc TN&MT;Đầu tư máy móc, thiết bị phân tích; lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động liên tục về nước mặt, nước biển ven bờ, không khí; nâng tần suất quan trắc và số điểm quan trắc theo mạng lưới quan trắc được duyệt; điều chỉnh mạng lưới quan trắc môi trường; nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức chuyên môn nhằm từng bước tăng cường năng lực trong hoạt động quan trắc môi trường, dự báo, cảnh báo ô nhiễm môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường trong thời gian đến.

     Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh; rà soát, kiểm tra yêu cầu lắp đặt các trạm quan trắc tự động đối với các nguồn thải lớn và truyền về Sở TN&MT để giám sát và lập kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định.

     Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong BVMT. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức về BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;  Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai, áp dụng các quy định, chính sách về môi trường và cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc về môi trường; biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác BVMT.

@maiphuong2211200

- Khánh Hòa với công tác bảo vệ môi trường:

+Tốc độ đô thị hóa cao, phát triển nóng về du lịch, các vùng kinh tế trọng điểm đã đặt ra nhiều thách thức về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Khánh Hòa. Thời gian qua, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi, đồng thuận với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa thông qua việc thu hút các dự án đầu tư ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để xử lý ô nhiễm (chất thải rắn, nước thải đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại y tế); đồng thời  đã xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về môi trường gây bức xúc dư luận xã hội.

Tuy nhiên, nhân dân vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng vì thời gian gần đây tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nhất là hầu hết các bãi chứa rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đều quá tải; việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm (các trại chăn nuôi, các lò giết mổ..) ra khỏi khu dân cư còn chậm, ô nhiễm trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản, chất thải sinh hoạt, du lịch.v..đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, sản xuất của người dân, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Cùng với đó, nhận thức và ý thứccủa người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao; công tác quản lý, thanh tra kiểm tra về môi trường ở một số lĩnh vực  còn hạn chế.v.v..

  Nhằm huy động cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý môi trường; vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm môi trường trên địa bàn khu dân cư, MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã triển khai Chương trình Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, xây dựng các mô hình điểm Khu dân cư bảo vệ môi trường, lồng ghép vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”nhằm gắn công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội trên lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, vận động nhân dân đấu tranh tố giác với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Công tác tuyên truyền các tầng lớp nhỏ bảo vệ môi trường:

+Tuyên truyền thông qua lực lượng người uy tín trong dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng các họ tộc…đây là những người gần dân sát dân và có tiếng nói thuyết phục với nhân dân nhất. Triển khai hiệu quả chương trình phối hợp giưã MTTQ tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, MTTQ các cấp đã cung cấp cho cộng đồng tôn giáo và dân cư kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu và thực trạng về ô nhiễm môi trường; hướng dẫn, tập huấn cho cộng đồng tôn giáo và dân cư tổ chức cuộc sống hàng ngày thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, ăn uống hợp vệ sinh.
mik lục tìm trên báo đấy ạ 

loại bỏ ý ko cần thiết là thành bài văn rồi

Câu hỏi trong lớp Xem thêm