Vai trò của ngành ngoại thương? Đặc điểm của ngành ngoại thương trong thời kì đổi mới?

2 câu trả lời

Bạn tham khảo :

Vai trò của ngành ngoại thương:

– Xuất khẩu:

+ Tạo vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế

+ Kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ

+ Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành

+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế

– Nhập khẩu:

+ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định

+ Cải thiện nâng cao mức sống nhân dân.

Đặc điểm của ngành ngoại thương trong thời kì đổi mới

a) Toàn ngành
– Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
– Việt Nam đã gia nhập WTO và có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới.

b) Xuất khẩu
– Kim ngạch tăng liên tục; các mặt hàng xuất khẩu đa dạng (hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,…).
– Thâm nhập và đứng được ở một số thị trường lớn trên thế giới (Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,…).

c) Nhập khẩu
– Kim ngạch tăng khá nhanh; các mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
– Thị trường nhập khẩu mở rộng, tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

 

Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam:

Thứ nhất, thương mại thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Thứ hai, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước

Thứ ba, thương mại thúc đẩy phát triển các ngành khác của nền kinh tế

Thứ tư, thương mại thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực

Thứ năm, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Đặc điểm của ngành ngoại thương trong thời kì đổi mới:

a) Toàn ngành
– Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
– Việt Nam đã gia nhập WTO và có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới.

b) Xuất khẩu
– Kim ngạch tăng liên tục; các mặt hàng xuất khẩu đa dạng (hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,…).
– Thâm nhập và đứng được ở một số thị trường lớn trên thế giới (Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,…).

c) Nhập khẩu
– Kim ngạch tăng khá nhanh; các mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
– Thị trường nhập khẩu mở rộng, tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm