Tưởng tượng chuyến về thăm em của Thành (Cuộc chia tay của những con búp bê)

1 câu trả lời

    Tiếng ve kêu kéo theo những tia nắng chói chang của ngày hè dường như đã gõ cửa. Tôi được nghỉ hè từ đây. Hè năm nay khiến tôi háo hức hơn bao giờ hết. Bưởi vì tôi được về quê bà ngoại để thăm lại Thủy- đứa em gái bé bỏng của tôi.

   Buổi sáng hôm ấy tôi đã chuẩn bị rất kĩ càng đồ đạc để chuẩn bị chuyến đi mà tôi hằng mong chờ trong những ngày qua. thời tiết trong xanhm những đám mây bay bổng theo từng cơn gió, những chú chim hót líu lo như đang mừng thay cho tôi vậy. Đến nơi, tôi tự mình đi vào nhà bà. Dọc đường đi cảm xúc trong tôi hồi hộp đến lạ thường. Tôi luôn suy nghĩ, tự hỏi chính bản thân mình hàng nghìn câu hỏi, rằng "Liệu Thủy sống có tốt không?", "Con bé liệu có nhớ đến tôi không?", Khi gặp mình không biêt sem ấy sẽ cảm thấy như nào nhỉ?". Đang viển vông nghĩ suy, tôi chợt nghe thấy một tiếng hô cướp rất to, rồi một cô bé chạy theo mà gục ngã tên cướp đó. Người được nhận lại cảm ơn rối rít. Tôi thầm nhủ trong lòng, một cô bé còn nhỏ như kia mà lại dũng cảm đuổi theo một người phụ nữ đúng tuổi như kia. Cô bé ấy có mái tóc dài đen óng ả, sóng mũi cao, thẳng rất đẹp, giống y cái Thủy nhà tôi vậy.  Khi chỉ cách cô ấy vài bước chân, tôi bỗng sững người lại, cô bé này rất giống đứa em mà tôi thầm mong nhớ. Thủy! đúng là Thủy thật rồi! Nụ cười kia, ánh mắt trong trẻo kia thật không sai vào đâu được, tới khi Thủy quay mặt về phía tôi, hai chúng tôi mới chính thức nhận ra nhau.  Tôi chưa bao giờ dám mơ có một ngày chúng tôi lại gặp nhau như thế này. Thủy cười với tôi rất tươi, kem theo đó là những giọt nước mắt lăn trên má. Tôi biết đó chính là giọt nước mắt của sự hạnh phúc. Khi đó tôi biết, nó cũng giống tôi, luôn nhớ về người kia. Sau một thời gian dài không gặp, em tôi đã lớn rất nhiều, xinh hơn bao nhiêu và đặc biệt còn rất dũng cảm nữa. Tôi rất tự hào và hạnh phúc về cô em gái bé bỏng này.

  Chuyến đi này khiến lòng tôi thêm phấn khích. Em tôi dường như nó đã tự thích nghi được với cuộc sống. Dường như vieecjphair trưởng thành trước tuooit khiên con bé không đươc nhưu bao bạn khác nhưng tôi tin rằng đó sẽ là hành trang giups Thủy hoàn thiện bản thân hơn. Tôi chắc chắn sẽ quay lại nơi đây để một lần nữa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước