Tú Xương sử dụng yếu tố của văn học dân gian như thế nào trong bài thơ thương vợ
2 câu trả lời
Theo mình nghĩ bài đó dùng ngôn ngữ giản dị , chân thật mang tiếng chửi của dân gian để phê phán xã hội phong kiến ngày xưa . Kết hợp thành ngữ giúp bài thêm sinh động . Ông Tú đã miêu tả một cách sinh động , chân thật , và ông đã sử dụng hình ảnh thân cò để nói lên sự vất vả , chịu thương chịu khó lo toan cuộc sống .( Nuôi đủ 5 con với một chồng) . Và bạn phân tích mấy câu thơ là được
- Về hình ảnh: Tú Xương đã vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận.
- Về từ ngữ: thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm