từ văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ta thấy được sự giản dị thanh cao trong con ng bác 1p/c sống thật đẹp và đáng quý. Từ những hiểu bt của e và sau khi hc văn bản, hãy bày tỏ suy nghĩ về nối sống giản dị của mỗi ng bằNG 1 đoạn văn 12-15 câu?

2 câu trả lời

Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đức là gốc, tài là quan trọng. Có đức phải có tài, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, thậm chí làm hỏng việc. Song có tài mà không có đức thì nguy hiểm, vì có thể làm điều xấu, điều ác một cách có tính toán, gây hại cho người khác và cho cả cộng đồng. Đạo đức là đạo đức hành động để hoàn thiện nhân cách của bản thân mình, đồng thời để phục vụ xã hội, vì dân, vì nước, vì những giá trị cao quý ở đời: Chân - thiện - mỹ. Bởi thế, Hồ Chí Minh là người nêu gương mẫu mực và bền bỉ nhất về thực hành đạo đức cách mạng, về chống chủ nghĩa cá nhân, nâng triết lý của người xưa thành triết lý sống, phong cách sống của người cách mạng. Nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, chủ yếu là hành động; ham muốn tột bậc, hoài bão và khát vọng cao cả của Hồ Chí Minh chỉ nhằm vào một mục đích: Tổ quốc được độc lập, nhân dân và dân tộc có tự do, đồng bào có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm “Đường Kách mệnh” để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, đặt nền móng tư tưởng lý luận, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cách mạng. Mở đầu tác phẩm, Người nêu rõ “tư cách người cách mệnh” mà nổi bật là “giữ chủ nghĩa cho vững” và “ít lòng tham muốn về vật chất”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách đã định hình rất sớm và rất rõ trong chủ kiến, trong quan điểm của Người. Năm 1947, Người viết “Sửa đổi lối làm việc” để chỉ đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc của toàn dân. Muốn cho “kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”, Đảng và mọi cán bộ, đảng viên phải tự mình rèn luyện cần, kiệm, liêm, chính, phải tự mình chỉnh đốn, “sửa đổi lối làm việc”, “tự phê bình và sửa chữa”; chống cho bằng được những căn bệnh quan liêu, xa dân, xa rời thực tế, lý thuyết suông, chủ nghĩa kinh nghiệm, thói coi khinh lý luận, không chịu học, ngại khó, ngại khổ, học mà không hành. Lại phải chống bệnh hẹp hòi, nhất là trong việc dùng người, rất có hại cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng. Người còn chỉ trích, phê phán “bệnh ba hoa” mà không ít người mắc phải. Sâu xa mà nói, đó là do chủ nghĩa cá nhân mà ra, phải tẩy sạch. “Sửa đổi lối làm việc” là tác phẩm đầu tiên nói về đổi mới, nổi bật tư tưởng đổi mới của Người, trong điều kiện Đảng đã cầm quyền. Người đòi hỏi lãnh đạo phải đi tiên phong trong đổi mới, lãnh đạo bằng sự gương mẫu, dựa trên tinh thần khoa học, dân chủ, đạo đức, để thuyết phục dân, để dân tin và dân theo. Đó chính là phong cách lãnh đạo, là “lối làm việc” mà cũng là phong cách sống của Người.

Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.Sự giản dị là một lối sống đẹp cần được mỗi người trong thế hệ chúng ta phấn đấu rèn luyện để có được. Xung quanh ta có biết bao bạn trẻ vì được sinh ra trong hoàn cảnh sung túc, được sự nuông chiều của gia đình mà quen với lối sống phung phí, xa hoa, coi tiền như rác. Họ không biết thế nào là sự giản dị và càng không nhận thức được rằng giản dị mới là đức tính cần thiết, đáng quý để được gần gũi với những người xung quanh, được mọi người yêu quý. Những cái xa hoa, phù phiếm, chạy theo mốt thường là những cái chóng chán. Chỉ có những cái đơn giản, giản dị mới là những cái mãi giữ được vẻ đẹp dài lâu.