Trong xây dựng kĩ thuật -xã hội Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì

2 câu trả lời

Thuận lợi:

  • Tài nguyên đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.
  • Khí hậu: cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su,...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè).
  • Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước.
  • Thuỷ điện: khá dồi dào, chỉ đứng sau Tây Bắc.
  • Đa dạng sinh học: còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.
  • Tài nguyên du lịch: hấp dẫn, trước hết là du lịch sinh thái do khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng nhất là Đà Lạt).
  • Cộng đồng các dân tộc với khoảng 30% số dân ở đây là dân tộc ít người, tạo ra bức tranh văn hoá các dân tộc rất phong phú và nhiều nét đặc thù (có cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá thế giới).

Khó khăn:

  • Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.
  • Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp.
  • Là vùng còn khó khăn của đất nước.
  • Việc chặt phá rừng đế làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

 Thuận lợi:

- Vị trí địa lí giáp với vùng duyên hải nam trung bộ , đông nam bộ, lào, cam – pu – chia, thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước và các nước tiểu vùng Mê Công.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

      + Đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

      + Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

      + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

      + Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn , chiếm khoảng 21% trữ lượng thủy điện cả nước.

      + Khoảng sản có bô xít với trữ lượng hành tỉ tấn.

      + Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú do khí hậu cao nguyên mát mẽ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng nhất là Đà Lạt).

- Điều kiện dân cư, xã hội

      + Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xê – đăng, Ba – na, Gia – rai, Ê – đê, Cơ – ho, Mạ, Mơ – nông...) với truyền thống văn hóa độc đáo.

      + Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

- Khó khăn:

      + Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

      + Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạ săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

      + Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều, rất thiếu lao động.

      + Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm