trong thời gian mang thai nếu bà mẹ bị nhiễm virus cúm thì có thể gây ra hiện tượng gì tại sao

2 câu trả lời

Đáp án: Cúm khiến thai phụ mệt mỏi, nóng rát cổ họng,… gây rối loạn trao đổi chất sinh ra độc tố bởi vì ở phụ nữ mang thai, cơ thể lúc này rất nhạy cảm, đặc biệt hệ thống miễn dịch bị suy giảm hơn so với người bình thường.

 

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Ở phụ nữ mang thai, cơ thể lúc này rất nhạy cảm, đặc biệt hệ thống miễn dịch bị suy giảm hơn so với người bình thường. Khi mẹ bầu bị cúm trong tháng đầu mang thai thì thời gian bị cúm có thể kéo dài lâu hơn và có thể gây viêm phổi nặng. Cúm khiến thai phụ mệt mỏi, nóng rát cổ họng,… gây rối loạn trao đổi chất sinh ra độc tố. 

Với những ảnh hướng đến cơ thể người mẹ kể trên thì có thể khẳng định rằng cúm có ảnh hưởng đến thai nhi. Chị em mang thai bị cúm thì virus sẽ đi từ người mẹ qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Chúng làm rối loạn sự sắp xếp của cấu trúc cơ thể, rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi trong những tháng đầu. 

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng, não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương bởi bệnh cúm của người mẹ. Khi thân nhiệt của người mẹ trên 39oC kéo dài, sẽ gây tác động xấu ảnh hưởng đến não bộ. Đồng thời, thuốc điều trị cảm cúm cũng có những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như: dị dạng đầu nhỏ, tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết và không não,…

Sốt cao và độc tố còn có thể kích thích tử cung co bóp làm thai nhi chết lưu hoặc sinh non. Vì vậy những trẻ bị sinh non do người mẹ bị mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ bị cúm trong tháng đầu mang thai, với virus gây bệnh là Rubella thì khả năng gây dị tật cho thai nhi là rất cao (khoảng 70 - 80%). Vì thế, nếu mẹ bầu bị Rubella thì cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng xấu tác động đến đứa bé. 

Còn với loại cảm cúm thông thường, tuy cũng là mối lo ngại đối với thai nhi và người mẹ nhưng khả năng gây dị tật bẩm sinh thì chưa có nghiên cứu rõ.

 Cần làm gì khi bị cúm trong tháng đầu mang thai

Khi cơ thể có dấu hiệu của cúm, đặc biệt là cúm trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định chính xác mình nhiễm virus cúm gì, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh tác động xấu đến cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin C. Đặc biệt nên bổ sung tỏi trong các món ăn bởi trong tỏi có chứa kháng sinh thảo mộc chống virus cúm.

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh cảm thông thường. Vì các chủng virus cúm biến đổi rất nhanh trong cơ thể. Khi cơ thể tạo ra được miễn dịch chống lại chủng này thì chúng lại biến đổi thành một chủng khác, nên việc điều trị cúm nặng vẫn còn là thách thức. Vì thế, giải pháp để phòng tránh cúm trong tháng đầu mang thai là chị em nên tiêm phòng vaccine cúm trước khi có dự định sinh em bé, nhằm bảo vệ sức khỏe của cả hai.

Chị em đang trong thai kỳ cũng nên hạn chế ra ngoài trong điều kiện thời tiết xấu, không đến những nơi đông người vì có thể bị lây nhiễm bệnh từ người khác. Việc thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân, đồng thời tập thể dục, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật cũng là điều cần thiết.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm