Trong dòng hồi tưởng về những kỉ niệm thời thơ ấu, nhà thơ Bằng Việt không thể nào quên được: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Nhưng trong những năm tháng ấy, bà vẫn hiện lên thật vững vàng: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... ( Bếp lửa, Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1 – NXB Giáo dục) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Bếp lửa”. 2. Qua những dòng thơ trên, em thấy ngọn lửa của bếp lửa bà nhen có gì khác với ngọn lửa mà quân giặc đốt làng? Theo em, việc đặt hai hình ảnh ngọn lửa đó cạnh nhau có ý nghĩa gì?
2 câu trả lời
1. Bài thơ được sáng tác năm 1962, khi tác giả đang học ngành luật ở nước ngoài. Nhà thơ kể lại mỗi buổi dạy sớm đi học, hay nhớ đến "khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dạy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà."
2. ngọn lửa của bà chính Bếp lửa thiêng liêng, nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà,...
Còn ngọn lửa của giặc là ngọn lửa hung tàn, hủy diệt của chiến tranh
->Theo em, việc đặt hai hình ảnh ngọn lửa đó cạnh nhau có ý nghĩa về Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa ấm áp từ tình thương yêu, sự hi sinh của bà đối lập với ngọn lửa hung tàn, tiêu diệt sự sống của kẻ thù. Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn phá, bà vững lòng, bình tĩnh tạo niềm tin cho con cháu
1, Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây-Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ
2, Ngọn lửa mà quân giặc đốt làng là ngọn lửa của quân thù đốt lên để phá hủy làng xóm, phá hủy đời sống nhân dân. Đây là ngọn lửa của sự độc ác, gây phẫn nộ và căm hận trong lòng nhân dân.
Ngọn lửa của bếp lửa mà bà nhen lên là ngọn lửa của tình yêu thương, sự dịu dàng mà bà ấp ủ dành cho gia đình, con cháu. Đồng thời, đó cũng là ngọn lửa dai dẳng, bền bỉ theo năm tháng của tình yêu thương, đức hy sinh mà bà dành cho con cháu.
Việc đặt hai hình ảnh ngọn lửa đó cạnh nhau có ý nghĩa tạo sự tương phản sâu sắc. Từ đó, người đọc vừa thấy được hồi ức của tác giả về những năm tháng chống giặc đau thương và tình cảm mà bà dành cho gia đình, con cháu của mình.