Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng nào gây hậu quả lớn nhất? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn. check_circle A B C D Câu 2 ( điểm) Trường hợp nào sau đây thuộc đột biến đa bội thể? A. 4n B. 2n-1. C. 2n+2. D. 2n+1. check_circle A B C D Câu 3 ( điểm) Thường biến có đặc điểm A. có khả năng di truyền. B. xuất hiện đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường. C. thường có hại cho bản thân sinh vật D. xuất hiện riêng lẻ, vô hướng. A check_circle B C D Câu 4 ( điểm) Nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là A. Do rối loạn quá trình sinh lí trong tế bào. B. Do tác nhân vật lí của ngoại cảnh C. Do rối loạn quá trình sinh hóa trong tế bào. D. Do tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh. A B C check_circle D Câu 5 ( điểm) Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng: A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit. C. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. D. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. A B check_circle C D Câu 6 ( điểm) Đột biến cấu trúc nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn. A B C check_circle D Câu 7 ( điểm) Một gen sau đột biến có số nucleotit từng loại không thay đổi thì đó là dạng đột biến A. Thay thế một cặp nuclêôtit. B. Không có trường hợp đột biến gen nào như vậy C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất một cặp nuclêôtit. A check_circle B C D Câu 8 ( điểm) Đột biến gen là: A. Sự biến đổi cấu trúc gen liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtít B. Sự biến đổi của một tính trạng trên cơ thể C. Sự biến đổi ở một nuclêôtít trong gen. D. Sự biến đổi trong kiểu gen. check_circle A B C D Câu 9 ( điểm) “Đột biến gen thường ...................nhưng cũng có khi ..............cho bản thân sinh vật hoặc đối với bản thân con người.” Từ còn thiếu theo thứ tự đúng là: A. không có lợi cũng không có hại; có lợi B. có lợi; có hại C. có hại; có lợi D. không có lợi cũng không có hại; có hại A check_circle B C D Câu 10 ( điểm) Thường biến là A. những biến đổi về kiểu hình dẫn tới những biến đổi trong cấu trúc của gen B. những biến đổi kiểu gen dẫn tới biến đổi về kiểu hình. C. những biến đổi về kiểu gen. D. những biến đổi về kiểu hình. A B C check_circle D
2 câu trả lời
$\text{Câu 1. A}$
$-$ Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến mất đoạn gây hậu quả lớn nhất.
$\text{Câu 2. A}$
$-$ Trường hợp 4n thuộc đột biến đa bội thể.
$\text{Câu 3. B}$
$-$ Thường biến có đặc điểm xuất hiện đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
$\text{Câu 4. D}$
$-$ Nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh.
$\text{Câu 5. D}$
$-$ Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
$\text{Câu 6. D}$
$-$ Đột biến cấu trúc đảo đoạn không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống.
$\text{Câu 7. A}$
$-$ Một gen sau đột biến có số nucleotit từng loại không thay đổi thì đó là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit.
$\text{Câu 8. A}$
$-$ Đột biến gen là sự biến đổi cấu trúc gen liên quan đến một hay một số cặp nucleotit.
$\text{Câu 9. C}$
$-$ Đột biến gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi cho bản thân sinh vật hoặc đối với bản thân con người.
$\text{Câu 10. D}$
$-$ Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen ( không liên quan đến cơ sở di truyền ).