Trong các biện pháp đấu tranh sinh học có bao gồm cách triệt sản sinh vật gây hại. Nêu cách làm. Tại sao người ta triệt sản sinh vật gây hại mà không giết luôn chúng.

1 câu trả lời

Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm:

+Sử dụng các thiên địch có lợi để diệt những sinh vật có hại

+Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

+Gây vô sinh diệt động vật gây hại

Cách làm:

+dùng các động vật có lợi để tiêu diệt các động vật có hại(nuôi mèo để bắt chuột, nuôi gia cầm để tiêu diệt ốc mang vật chủ chung gian gây bệnh)

+dùng mầm bệnh vi khuẩn có hại đối với động vật gây hại(vào năm 1859 người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ô-xtrây-li-a. Đến năm 1900 nên tới vài trăm triệu con và trở thành động vật có hại đối với bác nông dân. Người ta phải dùng đến vi khuẩn myoma gây bệnh cho thỏ. Sau một thời gian chỉ còn lại 1% số thỏ miễn dịch và tiếp tục sinh sôi cuối cùng người ta phải dùng vi khuẩn calixi thì mới chấm dứt được thảm họa thỏ.

+Làm ngăn cản sự sinh sản làm gia tăng số lượng của sinh vật gây hại bằng cách triệt sản ở con đực hay con cái(gây vô sinh ở loài ruồi đực gây loét da bò)

Người ta triệt sản sinh vật gây hại mà không giết chúng để giữ cho sự cân bằng sinh thái, chúng là thức ăn của một số động vật có lợi khác

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bây giờ ai ai cũng bận sắm sửa chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm. Tết ngày nay không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của quá khứ. Tết ngày xưa là dịp được hội ngộ với bà con, bạn bè đã lâu không gặp, để rồi tay bắt mặt mừng, cùng ngồi xuống, hàn huyên kể cho nhau nghe về một năm đã qua. Thời của ông bà, bố mẹ chúng tôi, nhắc đến Tết là nhắc đến tiếng pháo nổ đôm đốp giòn tan trước cửa nhà nhà ngày đầu năm, nhắc đến những lúc cả nhà cùng nhau gói bánh, ngồi canh bếp lửa và hàn huyên đủ thứ chuyện bên nồi bánh chưng. Tuy một vài trong những đặc trưng Tết này đã không còn nhưng mỗi khi nhắc lại, không một ai là không bồi hồi nhung nhớ về một thời đã qua. Háo hức nhất vẫn là lũ trẻ con chúng mình. Chỉ khi Tết đến, mới có lý do chính đáng để xin bố mẹ sắm đồ mới, được đi du xuân, thăm chúc Tết họ hàng cùng bố mẹ và nhận những bao lì xì mừng tuổi đỏ chót. Tết ngày nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch. Những bao lì xì, những bộ đồ mới vẫn khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm đáng kể bởi các em không còn thiếu thốn như xưa. Tết nay cũng không còn mấy gia đình tự làm bánh chưng nữa mà chủ yếu là đi mua ngoài hàng, vừa tiện lại có nhiều mẫu mã lựa chọn. Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa nữa. Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả như món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm học tập và làm việc căng thẳng. Nhiều người cảm thấy không còn sự hào hứng, đón chờ Tết như ngày xưa nữa. Vì đã trưởng thành hay Tết đang nhạt dần? Tôi cũng chẳng rõ nữa. Đấy còn tùy vào cái nhìn và cách cảm nhận của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn háo hức mong chờ Tết, để đêm 30 lại cùng cả nhà xem Táo Quân, để được sum họp cùng gia đình và để được trao nhau những yêu thương ngọt ngào không bao giờ dứt. Cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển, ngày Tết cũng vì thế mà có không ít sự thay đổi. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn luôn ghi nhớ, hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi người. (Theo nguồn Internet) Câu 1: Xác định kiểu bài và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

4 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước