Trong bài ca ngất Nguyễn Công Trứ đã tự đánh giá như thế s nào đối với sự ngất ngưởng của mình
2 câu trả lời
Bài ca ngất ngưởng là một bản tự đánh giá, tự kể về cuộc đời mình của Nguyễn Công Trứ. Và đặc biệt, cả cuộc đời, nhìn lại, ông đã tự đánh giá mình chỉ bằng một từ: ngất ngưởng
- Khi ông đang làm quan: Ông tự khen mình, tự đánh giá cao về tài năng, nhân cách và cả phong cách cá nhân của mình trong thời gian ở cương vị mà những con người thiếu bản lĩnh rất dễ bị tha hóa quyền cao chức trọng.
- Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị đến ngất ngưởng.
+ Ngay trong hoàn cảnh vừa cởi mũ áo nghỉ quan, ông vẫn giữ cách sống cao ngạo, khinh bỉ. Điều đó thể hiện qua hành động:
"Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng"
+ Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng.
+ Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì”. Rõ ràng trong bộ dạng từ bi Nguyễn Công Trứ vẫn vương đầy nợ trần, vẫn đèo bòng đằng sau mấy bóng giai nhân.
- Tổng kết cuộc đời mình, ông đã khẳng định về những việc lớn với một trang nam nhi: "kinh bang tế thế" và đạo nghĩa vua tôi. Do đó, ông buông một câu chắc nịch:
"Trong triều ai ngất ngưởng như ông"
=> Cốt cách của một khách tài tử, văn nhân chính là ở đó… Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.
+ Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Đó là một quan niệm sống, triết lý sống phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hưởng mọi lạc thú, cầm, kỳ, thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích..
Ông tự đánh giá về cái ngất ngưởng của mình như sau:
-Tự cho rằng mình hơn người ở cái "đa tài" - từ việc văn đến việc võ, việc gì ông cũng làm được mà toàn làm đến chức quan to.
-Tự cho rằng mình hơn người cả ở chỗ tuy có quyền cao, chức sang như thế nhưng "dám treo ấn từ quan về quê trí sĩ; cả khi chỉ làm một người dân thường cũng vẫn cười bò vàng ngất ngưởng, ngang tàng.
-Tự hào rằng mình hơn người cả ở chỗ "thích nghi ngay với hoàn cảnh mới", từ một tướng công tay kiếm cung mà có thể hiền lành như một người tu hành; hơn thế nữa, dám đưa cả "một đôi dì" - các cô hầu gái - lên chốn chiền trên núi Hồng.
-Tự hào mình dám coi thường phú quý, bỏ ngoài tai miệng lưỡi thế gian, thỏa thích vui chơi theo ý mình
-Tự hào dù ở vị trí nào, hoàn cảnh nào cũng giữ trọn "nghĩa vua tôi".