Trình bày những đặc điểm địa hình và khí hậu châu phi Nêu những nguyên nhân làm kìm hãm sự tăng kinh tế xã hội châu phi

2 câu trả lời

1. 

-Khí hậu khô nóng khắc nghiệt hần lớn lãnh thổ là xa van và hoang mạc 

– Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại đen, kim loại màu đặc biệt là kim cương, tuy nhiên khoáng sản cạn kiệt nhanh 

– Rừng chiếm diện tích lớn nhưng bị khai thác quá mức => hoang mạc hóa 

2.

-Châu Phi là một khu vực có nền kinh tế kém phát triển. Đã vậy dân cư ở đây chật hẹp nhưng tỉ lệ gia tăng dân số lại đối lập với diện tích dân cư nên tình hình xã hội không ổn định kéo theo nền kinh tế trì trệ.

-Châu Phi là một châu lục có rất nhiều chủng tộc cùng sinh sống việc không cùng nhất quán và phong tục đã làm nảy sinh các mâu thuẫn giữa các dân tộc với nhau. Nên việc mua bán trên châu lục này và cụ thể là các quốc gia không đồng bộ và hợp tác với nhau. Điều đó làm cho nền kinh tế của cả châu lục này bị đi xuống. Bên cạnh đó kinh tế nước này còn bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của các nước trên thế giới.

Địa hình châu Phi:  đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750 m; ở đó chủ yếu là các sơn nguyên các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Châu Phi có khí hậu :nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Những nguyên nhân làm kìm hãm sự tăng kinh tế xã hội châu phi là : do gia tăng dân số cao nhất thế giới (2,4% - năm 2001), điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Do khí hậu khô hạn, dẫn đến  sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.
- Đại dịch AIDS : năm 2000, hơn 25 triệu người bị nhiễm và  đang đe doạ sự phát triển kinh tế , xã hội.
- Xung đột tộc người và sự can thiệp của nước ngoài : do có nhiều tộc người, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục,... .  Chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người, càng làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau dẫn đến những cuộc nội chiến dài.