trình bày những đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa con người hà tĩnh bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương bạn hãy đề xuất các giải pháp để tiếp tục bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống văn hóa con người hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay(khoảng 4.000 từ)

2 câu trả lời

1.Những đặc điểm cơ bản về giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh:

Trên mảnh đất hình chữ S, chúng ta đã từng tìm hiểu, từng khám phá bao mảnh đất, bao con người với những giá trị truyền thống văn hóa. Đó là một Sài Gòn sôi động, là Đà Nẵng nhộn nhịp, là thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Vậy thì một dẻo đất nhỏ bình lặng, âm thầm nơi miền Trung nắng gió có để lại ấn tượng trong ta? Là một phần của hình chữ S cong cong, Hà Tĩnh – cái tên gọi ấy mang theo mình nó dấu ấn riêng với những giá trị văn hóa truyền thống, với những con người lớn lao.

Giá trị truyền thống văn hóa ngàn đời luôn là điều ta tự hào khi nói về một vùng đất. Hà Tĩnh, hai tiếng gọi thân thương ấy cũng là cái nôi của những truyền thống văn hóa. Tên gọi Hà Tĩnh dường như đã phủ lên nơi đây một mảng màu của những trầm lặng, bình dị, mộc mạc vô cùng, vô tận. “Hà” là cách nói Hán Việt chỉ sông, “Tĩnh” là một từ hội ý bàn về cái lặng lẽ, cái âm thầm, yên ổn. Hà Tĩnh, con sông nhỏ âm thầm, lặng lẽ nghìn đời và đẹp tươi như thế đó!

Truyền thống văn hóa nơi đây đâu chỉ đến từ một cái tên nhè nhẹ, êm dịu. Ta còn yêu, còn mến những làn điệu dân ca nơi đây. Một lần thôi được thưởng thức nhưng có lẽ dấu ấn để lại trong lòng ta với bao trân trọng, yêu thương. Liệu có ai không thể không xúc động trước một điệu ca trù Cổ Đam, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú…. Hay những điệu hò mang theo bao dấu ấn của mảnh đất, thiên nhiên nơi đây như núi Hồng Lĩnh, rồi điệu chảy lững lờ của dòng sông La… Những cái tên riêng biệt ấy chứa chan biết bao niềm xúc động, xúc cảm vô bờ. Dường như không chỉ lưu giữ văn hóa Hà Tĩnh, không chỉ bảo tồn làn điệu địa phương mà còn tạo nên vẻ đẹp riêng cho mỗi con người Việt Nam.

Các lễ hội cùng là nơi kí gửi của những truyền thống văn hóa. Sự rộn ràng của lễ hội tạo nên được những dấu ấn và lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa, con người. Với mảnh đất Hà Tĩnh, chúng ta sẽ cùng rong ruổi với những hoạt động lễ hội mang tên Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đội, Phù Lưu Thương. Rồi những hoạt động trong lễ hội như đua thuyền ở Trung Lương, cầu ngư ở Cẩm Xuyên, đò đưa ở Đức Thọ, lễ chùa Hương Tích ở Can Lộc, lễ hội Chăm ở bản Rào Tre..Mỗi một lễ hội đều góp phần làm sáng, làm rõ vẻ đẹp của con người Hà Tĩnh với đủ sự kiên cường, tỉ mỉ và cả những nét đẹp lưu truyền qua ngàn đời. Ngoài ra, còn có những làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Phố.

Hà Tĩnh đã để lại cho đất nước Việt Nam những áng thơ bất hủ, những tác giả với tên tuổi, với khí phách kiên trung. Đó là những di sản văn hóa tiêu biểu bồi đắp tâm hồn con người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và luôn được trân trọng, gìn giữ, phát huy trong mọi thế hệ. 

Trong hành trình dài của lịch sử, ta đã vùi mình trên những trang viết để tìm về dòng chảy bất tận của lịch sử dân tộc. Chúng ta đã từng nghe thấy những ngôi sao sáng của một thời đại, những người con Hà Tĩnh tạo nên dấu ấn riêng biệt cho mảnh đất thân thương với truyền thống hiếu học, khoa bảng hay những đóng góp lớn lao gắn với lịch sử, với tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất. Đó là một Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Ích, Sử Hy Nhan… Đó cũng là bậc thi hào đại tài Nguyễn Du – danh nhân văn hóa thế giới. Hay đó còn là người anh hùng chiến đấu hết mình vì độc lập mang tên Phan Đình Phùng… Họ là vết mực đỏ nối liền thời đại, khẳng định dấu ấn, tên tuổi và con người Việt Nam nói chung cũng như con người Hà Tĩnh nói riêng.  

Những truyền thống văn hóa được nhìn trên nhiều chiều cạnh giúp ta nhận ra những  giá trị, vẻ đẹp của nơi đây. Đó chính là vùng đất của những điều đẹp đẽ, đáng trân trọng, đáng ngợi ca. Nhưng dấu ấn đậm nét của truyền thống văn hóa sẽ không chỉ được tạo dựng nếu thiếu đi những con người. Con người Hà Tĩnh cũng mang trong mình họ thật nhiều cái hay, cái đẹp.

Con người Hà Tĩnh có gì để làm nên được mảnh đất lạ dẫu oằn mình trong bão táp nhưng lại kiên cường, dũng mãnh đến thiết tha? Mảnh đất của gian khó đã tôi luyện nên con người đầy kiên cường của mảnh đất này. Họ chăm chỉ, nỗ lực trong học tập và cả trong lao động. Bảng vàng đã ghi danh người con của mảnh đất Hà Tĩnh gió sương với những trân trọng. Những con số dường như biết nói để khẳng định được tài năng, cốt cách của con người nơi đây. 148 vị đại khoa là con số không hề nhỏ làm rạng danh học vấn. Những tên tuổi như Nguyễn Tử Trọng – 18 tuổi trở thành Tiến sĩ hay Nguyễn Văn Suyền - 52 tuổi trở thành Tiến sĩ. Dù ở độ tuổi nào, hiếu học cũng trở thành nét đặc trưng của con người mảnh đất này. Đất đai, khí hậu có thể khắc nghiệt nhưng cái hồn, cái chí của con người thì mãi mãi không bao giờ có thể phai nhạt. Chính ý chí trong học tập đã làm thay đổi nhận thức của con người Hà Tĩnh về một ngày mai tươi sáng.

Nhưng ý chí ấy còn là viên đá sắc nhọn mài giũa khí thế, lòng trung trong con người nơi đây. Đất nước ta trải qua kháng chiến chống giặc ngoại xâm gian lao, vất vả. Những con Người Hà Tĩnh với lòng yêu quê hương, đất nước, với sự kiên cường, dũng cảm trong tim, sự nghị lực, gan góc được tôi luyện trong điều kiện sống gian khó và họ đứng lên đầy anh dũng.  

Lịch sử đã qua nhưng kì thực lại sáng rực rỡ trong tâm trí mỗi người với bao kí ức. Men theo những máu đỏ của bao cuộc khởi nghĩa, ta dễ dàng bắt gặp người anh hùng Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan và tinh thần đấu tranh của nghĩa quân đã thêu dệt nên dấu ấn trong thời kì Bắc Thuộc. Người ta gọi Mai Hắc Đế vì làn da của ông. Nhưng đó cũng chính là làn da của con người miền đất nắng gió, nhọc nhằn oẳn mình với bão giông và thật đáng để tự hào, đáng để ngợi ca. Bước chân lịch sử lại giúp ta tìm về với tên tuổi của vị danh tướng Cao Minh Hựu. Công lao của ông gắn với cuộc kháng chiến chống Tống nhà Tiền Lê, với những cọc tre bén nhọn nơi sông Bạch Đằng. Nó cũng mưu trí, cũng độc đáo như con người Hà Tĩnh chẳng hề ngần ngại gian truân mà thẳng mình…. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bao con người đã ngã xuống đầy đau thương. Đau thương trọn vẹn của con người nơi đây là vì hiến dâng cho dân tộc, cho nhân dân, cho độc lập và ngày mai tươi sáng. Có thể nói, tên tuổi của những người con mảnh đất Hà Tĩnh gắn liền với cống hiến, với nỗ lực vì một mai tươi sáng dựng xây quê hương. Họ hòa mình trong dòng chảy chung của thời đại và của vận mệnh dân tộc. Điều họ tạo nên là chiến thắng. Thứ họ mang theo là quyết tâm. Quyết tâm của con người cần lao nỗ lực:

Vẻ đẹp con người Hà Tĩnh chói lòa trên khoa bảng, đỏ rực trong chiến tranh và để rồi hài hòa, xanh tươi trong cuộc đời bình dị. Bão táp, lũ lụt, con người nơi đây nhìn nó là một người bạn giận dữ thi thoảng “ghé chơi” hơn là tử thần. Vì họ quen. Vì họ quá quen và cuộc sống khắc nghiệt cho họ một tinh thần thép, một ý chí hiên ngang. Thay vì giữ một thái độ hận đời đau đáu, người Hà Tĩnh nhìn lên trời cao mà tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Họ đẹp vô cùng với những tính cách mộc mạc, giản dị, chân tình. Họ chẳng tô vẽ hào hoa, chẳng chút phong lưu, bày đặt. Những gì họ có chân chất, chân thành và nồng hậu. “Đã thương thì thương cho chắc, đã trục trặc thì trục trặc cho luôn”, “Mất lòng trước, được lòng sau”, “Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”. Cách sống ân tình, gần gũi, bình dị làm nên nét vẽ sáng lòa trong con người dầu mệt nhọc vì giọt mồ hôi lam lũ song lại sáng lóa một tình yêu thương. Đọc những trang thơ của nhà thơ Chính Hữu – người con của quê hương Hà Tĩnh, ta tự hỏi người lính nông dân nghèo khổ nhưng gắn kết trong tình cảm ấy phải chăng là ký gửi của thi nhân về con người nơi quê hương Hà Tĩnh ân tình, ân nghĩa. Họ cùng nhau đồng hành, cùng nhau cố gắng ra trận, cùng làm nên chiến công dầu gian khó. Đó chính là những con người Hà Tĩnh đêm ngày cống hiến vì độc lập, vì ngày mai tươi sáng. Họ đâu quản gian lao dẫu cho “Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. Gian khó tôi luyện và càng giúp người con mảnh đất nắng gió thêm kiên cường, thêm vững tin. Người con của quê hương Hà Tĩnh đã gián tiếp bày tỏ nỗi niềm với con người quê hương ân tình, ân nghĩa và gửi đến bạn đọc bao thế hệ thêm hiểu, thêm biết về con người của mảnh đất ân tình.

Giá trị truyền thống văn hóa và vẻ đẹp của con người Hà Tĩnh sẽ chẳng thể trộn lẫn với bất kì một miền đất nào. Cái đẹp của họ sáng lòa và ngân nga theo thời gian. Chỉ có những điều đẹp đẽ, những điều đặc biệt ấy mới mãi được lưu truyền ngàn đời cũng như cách mà mỗi chúng ta nhìn vào Hà Tĩnh của hôm nay với sự trân trọng, tự hào và khâm phục. Mỗi một giá trị văn hóa truyền thống, con người sẽ là điểm nhấn riêng độc đáo của một vùng đất. Và thái độ trân trọng của ta nhằm bảo tồn, phát huy, gìn giữ giá trị truyền thống văn hóa, con người sẽ giúp Hà Tĩnh của ngày hôm nay sau bao năm đổi mới thêm khác biệt, độc đáo.

2. Đề xuất giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Dù cho ta có biết mọi cái đẹp, cái hay ấy vô cùng được trân trọng, vô cùng được tôn kính. Nhưng có một điều ta không thể không phủ nhận là thời gian có lẽ đang ngày một thêm vô tình. Cái vô tình ấy dường như bào mòn con người với cái đẹp. Để rồi, trong một thời đại của những đổi thay, giá trị văn hóa, cái bị gán mác xưa cũ ấy bị buông lơi, bị thay đổi dần dần. Sự đổi thay ấy trở thành một nốt nhạc trầm cho giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh.

Đúng là ta không thể mải níu giữ quá khứ. Nhưng khi quá khứ kia là truyền thống văn hóa, con người đã trải qua thời gian tuần hoàn thì mọi thứ lại là câu chuyện về truyền thống, về nhận thức của con người. Dù ít hay nhiều thì thực tế con người cũng đã và đang thay đổi thậm chí là có chút vô tâm với những giá trị truyền thống văn hóa. Trong một xã hội xô bồ với cơm áo gạo tiền, người ta nói với nhau nhiều hơn câu chuyện truyền thống và thản nhiên cho rằng đó là bởi khách quan. Thực tế chẳng có khách quan nào có thể làm thay đổi nếu không phải con người đã và đang đổi thay dần dần.

Điều đầu tiên, cấp thiết và phải làm để có thể gìn giữ những giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh là tuyên truyền, vận động. Đối tượng của sự tuyên truyền, vận động về văn hóa ,về ý thức cộng đồng ở đây ta cần hướng đến là thế hệ trẻ. Vì chính những bạn trẻ là người tiếp nối, dựng xây quê hương. Nếu trong các bạn không có sự nhận thức về truyền thống văn hóa cũng như vẻ đẹp của con người quê hương mình thì một màu đen sẽ bao phủ lên một mảnh đất của hi vọng và niềm tin.

Sự tuyên truyền, vận động làm nổi bật, làm mới về cách tiếp cận những giá trị văn hóa truyền thống còn gắn liền với những hoạt động thu hút du lịch, triển lãm địa phương. Chọn lựa cách thức như vậy bởi lẽ du lịch, triển lãm thường sẽ là những nhân tố mới lạ kích cầu sự quan tâm. Khi có sự quan tâm, chú ý của mọi người thì ta hoàn toàn có thể tìm một mảnh đất màu mỡ cho những giá trị văn hóa truyền thống phát huy hết sức khả năng của mình và không ngừng đổi thay. Trên phông nền của những cuộc tham quan, du lịch, tâm hồn con người, không chỉ là con người Hà Tĩnh, thế hệ trẻ Hà Tĩnh nói chung mà bạn bè ba miền đất nước đều có cho mình cơ hội để học hỏi. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được vẻ đẹp sau những lớp cát bụi, sau vô vàn những bão táp mỗi mùa đe dọa cuộc sống bình yên của con người nơi đây.

Các cơ quan, đoàn thể cũng cần mở rộng, lưu tâm về hình ảnh truyền thống văn hóa. Thay vì cứ cứng nhắc mình trong một khuôn mẫu, có bao giờ chúng ta nghĩ sẽ đem truyền thống văn hóa ấy đến gần hơn với mọi người xung quanh? Thông thường, những hình ảnh, những tranh ảnh truyền thống sẽ được để tại các nhà lưu niệm, nhà văn hóa. Nhưng không phải bất kì ai cũng có nhu cầu hay có dịp ghé thăm các hoạt động văn hóa được lưu giữ trong mỗi tấm ảnh đóng khung vô tri.

Vậy ta có thể làm gì để lan tỏa giá trị truyền thống văn hóa, con người?

Nơi lưu giữ truyền thống văn hóa, con người không chỉ còn là đình làng, là những nơi trang trọng. Tại rất nhiều con đường bình dị của người dân Hà Tĩnh, ta hoàn toàn có thể có những bức vẽ về truyền thống Hà Tĩnh, về con người nơi đây với vẻ đẹp nghìn năm. Các bức tường rêu phong, cổ kính hay những bức tường hiện nghi, tiện đại đều có thể trở thành ấn kí của truyền thống nghìn năm. Mỗi người chúng ta bớt đi một chút ích kỉ, bớt đi một chút toan tính và sẽ nhận lại được bao điều hay, bao điều ý nghĩa. Hình ảnh của vẻ đẹp Hà Tĩnh có mặt ở muôn nơi sẽ giúp con người thêm gắn kết, thêm hiểu và thêm yêu truyền thống.

Cùng với đó, tại sao ta không tận dụng những phương tiện truyền thông? Truyền thông ở đây có thể là những hoạt động vui chơi cho thanh thiếu niên trên địa bàn mỗi dịp hè cũng như trong những ngày lễ hội diễn ra. Các hoạt động của người trẻ trên địa bàn Hà Tĩnh nên có thêm nhiều hoạt động liên quan đến truyền thống văn hóa. Từ những hội thi kiến thức cho đến trình diễn văn nghệ, thi tài. Mỗi một dịp đều là cơ hội cho truyền thống văn hóa được nâng tầm và khẳng định tên tuổi của mình. Nhưng đồng thời, sự lan tỏa của truyền thống văn hóa, con người cũng được tạo dựng một cách vững chãi, thường xuyên. Và dù cho ở đâu, làm gì, con người cũng dễ dàng đón nhận những truyền thống văn hóa, làm quen, thích nghi, ham thích tìm hiểu và hơn hết là đôi khi chính con người của mảnh đất Hà Tĩnh cũng giật mình nhận ra: Thì ra bản thân đã từng bỏ quên một phần truyền thống văn hóa tốt đẹp như vậy.

Môi trường nhà trường trở thành điểm tựa cho giá trị truyền thống văn hóa có cơ hội được lan tỏa mạnh mẽ. Ở các trường học, vốn kiến thức của học sinh là một phần. Nhưng nhà trường cũng nên tổ chức hội thi tìm hiểu về quê hương Hà Tĩnh với những giá trị. Từ đó, sự ảnh hưởng được tạo nên đến với từng học sinh – thế hệ mầm non của đất nước. Và bản thân cha mẹ các em cũng bắt gặp được sự say mê, sự ý thức trách nhiệm của các em về truyền thống văn hóa để từ đó có cái nhìn đúng đắn về truyền thống. Có thể mỗi con người Hà Tĩnh không phải ai cũng có bề dày tri thức, bề dày hiểu biết. Nhưng chắc chắn, tất cả con người Hà Tĩnh nói chung đều mang trong mình một lòng yêu, một sự gắn bó sâu sắc với quê hương Hà Tĩnh và họ đều tự hào với truyền thống văn hóa của quê hương mình. Chắc có lẽ vì tình cảm ấy quá âm thầm và dường như bị phủ bụi bởi thời gian nên con người đôi khi đánh quên, bỏ rơi điều gì thật đáng quý. Nên hãy tạo ra thật nhiều cơ hội để mỗi người dân được nhìn thấy truyền thống văn hóa ấy. Và rồi phần nào “mưa dầm thấm lâu’. Trong mỗi con người Hà Tĩnh, trong mỗi con người Việt Nam, giá trị văn hóa cao đẹp sẽ tỏa sáng và không ngừng lớn mạnh.

Thời đại của công nghệ làm con người dễ chìm đắm trong guồng quay của máy móc, của tiện nghi. Nhưng thay vì mải mê đổ lỗi, mải mê than trách, chúng ta nên phần nào đó tìm kiếm những hướng đi, tận dụng công nghệ như một nguồn lực mạnh mẽ để con người có thể không ngừng phát triển và thay đổi mình. Công nghệ giúp lan tỏa giá trị truyền thống văn hóa qua các video được phục dựng, được biểu diễn. Đó có thể là các video trò chơi, video học hỏi kiến thức về mảnh đất con người Hà Tĩnh với giá trị văn hóa nghìn đời. Bởi lẽ văn hóa truyền thống không phải là ngày một ngày hai hay có thể ngay lập tức thay đổi để có thể hiện đại, có thể khác ngay. Nhưng chắc chắn việc lưu giữ giá trị văn hóa mãi là một giá trị cao đẹp mà từ nghìn đời nay con người có thể phát huy, gìn giữ. Và thông qua công nghệ hiện đại, dù ít hay nhiều, con người cũng sẽ có cho bản thân điểm nhìn đa chiều, điểm nhìn mới về truyền thống văn hóa. Và biết đâu trong muôn ngàn những ồn ã xô bồ, ta sẽ thật sự tìm thấy một điệu hồn, một tính cách gắn bó và yêu thương vô hạn với những giá trị truyền thống ngàn đời?

Nhưng để tất cả những dự định đẹp đẽ, những cách thức lan tỏa truyền thống văn hóa có thể được thực thì thì chúng ta cần đến rất nhiều yếu tố bên lề. Trước hết, nó là thách thức lớn với các cấp chính quyền. Vấn đề ở đây không chỉ là câu chuyện kinh phí, câu chuyện trao đổi, lan tỏa. Đồng thời ở đó còn là sự đòi hỏi một người lãnh đạo, một bộ máy chuyên nghiệp về vấn đề văn hóa truyền thống với tầm nhìn chiến lược. Câu chuyện của dự tính, của kế hoạch không chỉ ở trên trang giấy mà cần được thực hiện để thật sự tạo ra giá trị và lan tỏa đến cộng đồng. Hơn ai hết, lãnh đạo đứng đầu của cơ quan, đoàn thể sẽ thật sự là người có tâm, có tầm. Họ am hiểu, họ thật sự xứng đáng và luôn giành tình yêu thương trọn vẹn cho những giá trị văn hóa truyền thống. Và những hoạt động được tạo ra trong các cuộc họp, trong những lần giao lưu, trao đổi cũng được tô điểm với những nét đẹp văn hóa truyền thống như văn nghệ, như phong tục… Nếu không linh hoạt tạo cơ hội cho những giá trị truyền thống văn hóa được lan tỏa rộng rãi thì con người rất khó để có thể không ngừng đạt thành tựu lớn lao trong công việc, trong học tập và rèn luyện bản thân mỗi ngày.

Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay – 30 năm từ khi đổi mới là hành trình dài của nỗ lực. Chúng ta đã làm rất nhiều. Nhưng làm nhiều song chưa hẳn mọi thứ đã theo mong muốn. Trong năm 2020, quê hương Hà Tĩnh cùng rất nhiều đồng bào miền Trung gặp phải lũ lụt. Cuộc sống khốn đốn trong ngày lũ dâng làm con người thấy rằng cuộc sống áp lực, khó khăn. Nhưng chính trong hoàn cảnh gai góc, bản lĩnh con người càng được tôi luyện. Và rồi ta lại thấy sau đắng cay, con người lại tiếp tục hướng về ngày mai. Họ cùng hát, cùng hò, cùng vang câu hò ví dặm tin về tương lai.

Hay như dịch bệnh Covid 19, đau thương nối tiếp, các hoạt động lễ hội không có điều kiện cũng như không thích hợp để tổ chức. Song chúng ta có thể tổ chức các chiến dịch nhỏ để lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, con người qua phương tiện truyền thông. Đó còn là việc con người đã cùng nhau đóng góp, cùng nhau vẽ những bức tranh ấm tình người, giàu giá trị nhân văn để minh chứng cho lòng đoàn kết, cho ý thức cộng đồng và hơn hết là trái tim Hà Tĩnh, trái tim Việt Nam. Truyền thống văn hóa, con người chẳng thể bị một con virus nào xâm lấn. Khó khăn, thử thách càng làm lòng ta thêm trân trọng giá trị văn hóa. Khi mà cha ông sống trong cảnh khổ đau, họ còn lưu giữ được bao chân giá trị. Vậy thì con cháu của hôm nay, chúng ta là những chủ nhân thật sự của Hà Tĩnh anh hùng. Bằng trái tim, khối óc và yêu thương của mình, ta phải nhân rộng giá trị văn hóa truyền thống, con người để Hà Tĩnh của ta tuy thầm lặng, yên bình nhưng lại sáng rực rỡ với cái đẹp nghìn năm.

------------------------------------------------

Xem đầy đủ đáp án cuộc thi “Tìm hiểu 190 năm thành lập (1831-2021), 30 năm tái lập (1991-2021) tỉnh Hà Tĩnh” do giáo viên Hoidap247.com biên soạn tại:

 Click để xem 

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam. Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt"[1] Lưu trữ 2013-10-05 tại Wayback Machine. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và kiên cường. Nhiều anh hùng, danh nhân Việt Nam xuất thân từ Hà Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh là một trong số các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu" của dòng họ Nguyễn Huy. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ), Truyện Kiều. Các làng Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương, Ân Phú... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

A. Read the passage and choose the best answer (A, B, or C) to the following questions (5 pts) My name is Hoa. Here is a photo of my school. It is a big school. It is in Hue. It is on Nguyen Hue Street. In my school, there is a big yard and there are a lot of trees around it. My school has three floors and forty classrooms with 1,700 students. My classroom is on the second floor. I‟m in grade 7, class 7A. Our class starts at 7.00 and finishes at 11.30. At school we learn many things, but I like Literature and English best. I also like Music, Sports and Art. We often have recess at 9.20. We usually drink, eat and talk at recess. We sometimes play games like blind man‟s bluff or catch. We often make much noise at recess. After school, we often go home and have lunch at 12.30. 1. Where is the school? A. On Nguyen Hue Street B. In Hue C. On Nguyen Hue Street in Hue 2. How many students are there in the school? A. 1,700 B. 1,070 C. 1,007 3. When does the class start and finish? A. 7.00 and 11.00 B. 7.30 and 11.00 C. 7.00 and 11.30 4. What subjects does she like best? A. Literature and English B. Literature and Art C. English and Music 5. What does she usually do at recess? A. Drinks and eats B. Drinks, eats and talks C. Eats and talks VII. Reading B. Read the passage and choose the best answer (A, B, or C) to the following questions (5 pts) What do you often do after school? In my school, there are a lot of clubs which students can take part in after school hours. The club that has the biggest number of members is the swimming club called “Blue Dolphins”. I myself love swimming so I am a member of this club. I go to the swimming pool twice a day and swim for about an hour. I‟m really interested in swimming breaststroke because it helps me move as fast as I can. I‟m also fond of backstroke. I swim backstroke when I want to relax, breathe and let my body float freely. It‟s very relaxing. The second club I would like to mention is the charity club. Its name is “Golden Heart”. Members of the club often do community service. This month, they are conducting a clean-up campaign to protect the environment around the school. They collect trash, clean the toilet area, and grow plants. I am not a Golden Heart‟s member, but I participate in their activities whenever I can. If you can sing, dance or play musical instruments, the musical club “Heartstrings” is definitely for you. The president of the club is Mike, my best friend. He is not only good-looking but also sings beautifully and plays the guitar very well. In conclusion, we should do as many activities as possible in our free time to have good health and a fresh mind to prepare for lessons in class. Spending all our time studying is not a good idea. 6. The writer is interested in swimming breaststroke because ________ A. it makes him relaxed B. it helps him swim as fast as he can C. it helps him stay healthy D. it is the easiest swimming style 7. The writer is fond of backstroke when ________ . A. he has a competition B. he is hot C. he is tired D. he want to relax 8. This month, Golden Heart's members ________ . A. clean classrooms, halls, and the toilet area B. grow plants, water flowers C. help elderly people D. collect trash, clean the toilet area, and grow plants 9. The musical club “Heartstrings” is definitely for the students who ________ . A. can sing and dance B. can sing, dance, and play musical instruments C. can write songs D. can cook 10. Spending all the time studying is ________ . A. unnecessary B. necessary C. good D. important

4 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước