2 câu trả lời
chiết cành
Bc 1 Khoanh vỏ:
Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. Dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào tượng tầng, dùng giẻ lau sạch vết cắt.
Hoặc sử dụng kéo khoanh vỏ kép là dụng cụ chiết cành chuyên nghiệp cùng lúc có thể cắt hai đường vỏ cây rất dễ dàng
Kéo khoanh vỏ chiết cành
Bước 2 Chuẩn bị đất bó bầu:
Cùng với việc chọn cành, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…
Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay).
Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.
Bước 3 Chiết cành
Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau.
Ví dụ, các loại cây có nhiều nhựa mủ như hồng xiêm, trứng gà thì nên phơi nắng tối thiểu 7 ngày sau đó mới bó bầu, còn các giống ít nhựa mủ hơn như các cây có múi, nhãn, vải… thì nên phơi nắng tối thiểu 2-3 ngày sau đó mới bó bầu.
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như đất bó bầu, giấy nilon, dây bó… Dùng nguyên liệu đất đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều đủ bó xung quanh cành, dùng giấy nilông quấn xung quanh bầu, lấy dây buộc chặt hai đầu túi bầu, buộc chặt không cho bầu chiết xoay tròn.
Bước 4 Cắt cành chiết
Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.
Bước 5 Hạ bầu chiết
Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Mật độ giâm cành chiết 20×20 cm, hoặc 30 x 30 cm.
Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Trước khi hạ bầu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ 1-2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt tre và chăm sóc như với cây giâm cành.
Sau khi hạ bầu 15 – 20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.
Giâm cành:
a) Chuẩn bị hom giống
– Trước hết phải chọn được những cây đầu dòng làm giống theo tiêu chuẩn giống cây trồng quốc gia. Trên cây đầu dòng, chọn những cành bánh tẻ ngoài mặt tán, vừa mới ổn định sinh trưởng, vỏ cành đang chuyển màu nâu, không bị sâu bệnh để cắt thành các hom giống.
– Đối với cây chè, thường bố trí vườn sản xuất cành giống riêng, có chế độ chăm bón tốt, không thu hái búp, để cành vươn dài làm giống.
b) Chuẩn bị vườn ươm giâm hom
– Chọn khu đất cao, khuất gió, gần nguồn nước tưới và đường vận chuyển, độ dốc không quá 5 độ. Ở những vùng cao, vùng gò đồi, chọn loại đất đỏ vàng, có độ pH 4,5 – 6,0 đất tơi xốp. Đất được cày cuốc sâu 25 – 30cm, làm nhỏ, lên luống cao 10 – 20cm, rộng 1 – 1,2m, luống cách nhau 50cm, làm rãnh. Trên mặt luống rải chất nền dày 10-12cm. Chất nền là cát non sạch hoặc 2/3 cát non cùng 1/3 mùn cưa đã ngâm nước vôi trong, phơi khô hoặc đất đỏ vàng lấy ở dưới lớp đất mặt 10 – 20cm.
– Làm dàn che trên và xung quanh các luống vườn ươm, gồm các khung cột đỡ cao 1,6-1,8m. Phía trên lớp bằng lá lau, cỏ tế, phên nứa, có thể lợp bằng ni lông đục các lỗ nhỏ. Xung quanh che kín bằng cót hoặc phên nứa …
– Nhiều nơi giâm hom bằng các túi bầu bằng nilông 12 – 18 cm, dưới đáy đục 6 – 8 lỗ và lót bằng hỗn hợp gồm 1/2 đất mặt được sàng sạch cộng với 1/2 phân chuồng hoai mục, phía trên đổ một lớp đất đỏ vàng dày 5 – 7cm. Các túi bầu cũng xếp thành các luống và làm dàn che.
c) Cắt và cắm hom
– Cắt cành giống vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát. Cắt xong, phun nước lã và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy. Đem ngay về vườn ươm, cắt thành các hom dài 5 – 7cm có 2 – 4 lá, đối với chè thì mỗi hom dài 3-4cm có 1 lá và mầm nách lá. Có thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh bốc hơi nước. Cắt hom xong phải cắm giâm ngay. Hiện nay, trước khi giâm, các hom được xử lý bằng một trong các chất kích thích ra rễ như -NAA, IBA rồi mới cắm.
– Chất IBA dùng cho chè, nhúng 1 đầu hom vào dung dịch trong 5 – 10 giây, nếu hom còn xanh, dung dịch pha 2.000ppm, hom hóa gỗ 1/3 (3.000 – 4.000 ppm) và hom hóa gỗ hoàn toàn (400 – 600ppm).
– Chất -NAA dùng cho cây có múi và cây ăn quả khác. Cách nhúng hom và thời gian, nồng độ của dung dịch như trên.
d) Cắm hom vào luống
Cứ 1m2 cắm 160 hom với mật độ 6x10cm; để mặt lá cách mặt đất 1cm, nén chặt đất và tưới ngay. Cắm vào túi bầu: 1 – 2 hom/túi. Chất nền có độ ẩm 80 – 85%.
e) Thời gian giâm hom
– Cây chè: cắt cành giâm hom từ tháng 6 – 7 đến cuối thu. Cây ăn quả: giâm vào các tháng 2 – 4 và tháng 9 – 10.
– Sau khi cắm hom cho tới khi ra rễ, cần luôn giữ ẩm trong vườn ươm, tưới phun mưa hàng ngày, trữ khi trời mưa. Nhiệt độ thích hợp là 21 – 25 độ C. Sau 1 tháng thì tưới 3 – 5 ngày/lần, sau 3 tháng thì 7-15 ngày/lần tùy theo thời tiết.
– Điều chỉnh ánh sáng vườn ươm: sau 3 – 5 tháng, tách dần dàn che từ 1/3 – 1/2. Trên 6 tháng: bỏ dàn che.
f) Bón thúc
Sau khi cắm hom 1,5 – 2 tháng thì bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 0,5%, sau 4 – 5 tháng thì pha 1%. Ngoài ra bón thúc bằng phân khoáng: cứ 1m2 mặt luống bón với lượng tăng dần: sau 2 tháng: 5g urê + 4gsupe lân + 7g kali, sau 4 tháng: 14g ure + 6g supe lân + 10g kali; sau 6 tháng: 18g ure + 8g supe lân + 14g kali.
g) Xuất vườn trồng mới
Đối với cây chè: cây cao 20cm đường kính gốc 3 – 4mm, có 6 – 8 lá thật, khoảng 6 tháng tuổi. Đối với cây ăn quả: cây cao 40 – 60cm, có 2 cành lá cấp 1 trở lên, đường kính gốc 5 – 6mm. Trồng mới theo quy trình kỹ thuật của từng loại cây.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
#dothitramy
quy trình kĩ thuật chiết cành:
-chiều dài vòng khoanh =(1,5-2) x với đường kính của cành
-cạo lớp tượng tầng
-bó bầu bằng cách các vật liệu giữ ẩm lâu , mảnh ni lông trắng và cần phải bó thật chặt , buộc chặt 2 đầu bầu
-khi thấy rễ đã ra và ngả màu hơi vàng thì cắt cành rời khỏi mẹ
-để khoảng vài tiếng đồng hồ chs hơi nhựa
-tỉa bỏ bớt lá non để giúp cành luôn xanh mát
kĩ thuật giâm cành:
-dùng tro trấu đựng trong bịch nylon để giâm cành loại nhỏ
-xoi lỗ và đặt cành giâm vào ém nhẹ để cành ko bị ngã(ko cắm sâu quá 2 lần đường kính cành giâm)