Trình bày hiểu biết của e về văn tế? Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn tế
2 câu trả lời
Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn Nam Bộ nổi tiếng với tình yêu nước và tinh thần căm thù giặc sâu sắc. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngòi bút của mình lên án tội ác của giặc Pháp, bênh vực, đồng cảm đối với cuộc sống của người dân vô tội, ca ngợi những tấm gương anh hùng trong cuộc đấu tranh khốc liệt với thực dân Pháp. Một trong những tác phẩm yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu có thể kể đến là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn có sự gắn bó sâu sắc với cuộc sống và cuộc đấu tranh của người nông dân, do đó mà ông thấu hiểu hơn ai hết về những đau khổ, bất hạnh mà người nông dân phải gánh chịu. Năm 1958 thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu công cuộc xâm lược, thôn tính đất nước ta. Sau khi hoàn thành đánh chiếm thành Gia Định, Pháp mở rộng phạm vi đánh chiếm ra các vùng: Gò Công, Tân An, Cần Giuộc….
Bất bình trước sự xâm lược vô lí, bạo tàn của thực dân Pháp, tháng 11 năm 1861 những người nông dân nghèo vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm đã cùng nhau đứng lên đấu tranh và tổ chức cuộc tập kích quân Pháp tại Cần Giộc. Cuộc tập kích bất ngờ này đã tiêu diệt được một bộ phận quân giặc, trong đó có một viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Tuy nhiên, do chênh lệch về lực lượng, có 15 nghĩa sĩ đã hi sinh, đó là những tấm gương đấu tranh kiên cường, quả cảm gây xúc động lớn trong nhân dân.
Xót thương cho những tấm gương nghĩa sĩ Cần Giuộc anh hùng, Nguyễn Đình Chiểu theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc để truy điệu cho các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tượng đài bi tráng của những người nghĩa sĩ nông dân đã anh dũng đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Văn tế chữ Nho là tế văn (祭文), còn có tên gọi là, kì[1] văn hoặc chúc văn là một thể loại trong văn học Việt Nam.
Thời xưa, trong thủ tục tế lễ trời đất, núi sông thường có bài văn cầu chúc. Về sau, khi chôn cất người thân người ta cũng dùng văn tế để tưởng nhớ người đã mất.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nội dung văn tế cũng ngày một phong phú thêm. Đó là sự uất ức về cảnh nước mất nhà tan, xót thương cho những người dám hi sinh vì nghĩa lớn, lên án bất công như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế đồng bào chết vì nạn bão lụt ở Nghệ - Tĩnh của Phan Bội Châu...; hay bộc lộ nỗi đau thương có pha lẫn tiếng cười trong Văn tế sống vợ của Trần Tế Xương, mỉa mai giễu cợt trong Văn tế thuốc phiện, Văn tế xôi thịt của tác giả khuyết danh, châm biếm và đả kích trong Văn tế Cutxô của Nguyễn Văn Từ...
Văn tế nói chung là loại văn đọc khi tế, cúng người chết (trong một số trường hợp đặc biệt cũng dùng để tế lễ người sống); bởi vậy nó có hình thức tế - hưởng.
Về hình thức, văn tế có thể là văn vần, văn xuôi và biền văn[2].
Một bài văn tế thường có các phần:
Lung khởi: luận chung về lẽ sống chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ "Than ôi", "Than rằng", "Thương ôi"...
Thích thực: kể phẩm hạnh, công đức, cuộc đời của người đã chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ " Nhớ cha (linh, ông) xưa"...
Ai vãn: nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ "Hỡi ôi" hoặc "Ôi"...
Kết: bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện, lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ "con (tôi, chúng tôi, bản chức…) nay" và kết lại bằng mấy chữ "Phục duy", "Thượng hưởng"...
Tuy nhiên, do văn tế có thể được viết theo nhiều lối, cho nên tùy theo người viết chọn thể loại nào đấy, sẽ phải tuân thủ tính quy định của thể loại đó.
Thí dụ:
Song thất lục bát: Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.
Văn xuôi: "Văn tế chị" của Nguyễn Hữu Chỉnh.
Tán': "Văn tế một công chúa"' của Mạc Đĩnh Chi.
Văn vần có đối: "Văn tế Trương Quỳnh Như" của Phạm Thái.
Phú cổ thể hoặc lưu thủy: tức làm theo kiểu "Bài phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu...
Nhưng thông dụng nhất là lối văn tế làm theo thể phú, nhất là phú Đường luật như Văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu và biến thể của lối này.
Bài văn tế phỏng theo phú Đường luật về cách thức hiệp vần (thường dùng một vần), đặt câu bằng trắc giống như phú; riêng lối đặt câu (kiểu: cách cú, gối hạc, song quan...) có phần uyển chuyển và linh hoạt hơn, như bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu...