trình bày đặc điểm ngành thủy sản của duyên hải nam trung bộ
2 câu trả lời
Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước năm 2002
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực tôm cá đông lạnh
nghề làm muối chế biến thủy sản phát triển nhất cả nước nổi tiếng là muối cà ná sa huỳnh nước mắm Nha Trang Phan Thiết
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2, số dân gần 8,9 triệu người, chiếm 13,4% diện tích và 10,5% số dân của cả nước (năm 2006).
Thuộc về Duyên hải Nam Trung Bộ còn có các đảo xa bờ là Hoàng Sa (huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đặc sắc: một dải lãnh thổ hẹp, mà phía tây là sườn Đông của Trường Sơn Nam, ôm lấy Tây Nguyên rộng lớn, phía đông là Biển Đông. Phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, còn phía nam là Đông Nam Bộ. Các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp. Tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng hạn chế hơn so với Bắc Trung Bộ, nhưng bù lại có tiềm năng to lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hòa, vàng Bồng Miêu (Quảng Nam). Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ. Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ.
Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm khí hậu của Đông Trường Sơn; mùa hạ có gió phơn Tây Nam; về thu-đông mưa địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam (nhất là ở thượng nguồn sông Thu Bồn). Tuy nhiên, phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn; vì vậy việc làm các hồ chứa nước là biện pháp thủy lợi rất quan trọng.
Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng Tây Nguyên, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, nhưng có tới hơn 97% là rừng gỗ, chỉ 2,4% là rừng tre nứa.
Ở đây chỉ có các đồng bằng nhỏ hẹp; đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên). Các vùng gỗ đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
Về mặt kinh tế-xã hội, trong thời kì chiến tranh Duyên hải Nam Trung Bộ là một vùng chịu nhiều tổn thất về người và của. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn-Tây Nguyên, người Chăm). Trong vùng đã có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Đây cũng là vùng đang thu hút được các dự án đầu tư của nước ngoài.
Duyên hải Nam Trung Bộ còn có các Di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam). Những di sản này góp phần làm phong phú thêm thế mạnh về du lịch của vùng.