Trình bày đặc điểm dân cư xã hội của các vùng kinh tế (lớp 9) -vùng đb sông hồng -trung du và miền núi bắc bộ -vùng tây nguyên -vùng duyên hải nam trung bộ -vùng bắc trung bộ
1 câu trả lời
- Vùng đb sông Hồng:
Số dân đông: 17,5 triệu người (2002)
Có mật độ cao nhất nước: 1179 người/$km^{2}$
Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất nước
Một số đô thị hình thành từ lâu đời: Hà Nội, Hải Phòng
Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn
thị trường tiêu thụ lớn
Khó khăn: gây sức ép đối với phát triển kinh tế, xã hội
cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm
-Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Số dân: 11,5 triệu người (2002)
Là địa bàn cư trú của hơn 30 dân tộc ít người: Tày, Thái, Mường, Dao,...
Các chỉ tiêu phát triển dân cư và xã hội có sự chênh lệch giữa hai tiểu vùng đông bắc và tây bắc
Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện
-Vùng duyên hải nam trung bộ
Số dân: 8,4 triệu người (2002)
Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa phía đông và phía tây của vùng
Đời sống của một số bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn
Có 2 di sản Thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn
- Vùng Bắc Trung Bộ
Số dân: 10,3 triệu người (2002)
Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc
Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa phía Đông và phía Tây của vùng
Đời sống người dân còn nhiều khó khăn
Người dân có tinh thần hiếu học, cần cù lao động và giàu nghị lực đấu tranh với thiên nhiên
Số dân: 4,4 triệu dân (2002)
Là vùng thưa dân nhất cả nước, mật độ dân số 81 người/km^2 (2002)
Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người như Gia-rai, Ê-đê,...
Phân bố dân cư không đều: người Kinh sống ở các đô thi, các trục lộ giao thông chính, các nông lâm trường
Thiếu lao động, chất lượng lao động chưa cao
Nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc