Trình bày cấu tạo ngoài, di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng của một số loài trong ngành ruột khoang?

2 câu trả lời

-Thủy tức : 

+ Cấu tạo ngoài : có hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế giúp bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh là tua miệng và nó tỏa ra. Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+Dinh dưỡng:  Các tua miệng quờ quạng xung quanh. Khi tiếp cận được con mồi -> các tế bào gai phóng ra làm tê liệt con mồi. Tua miệng đưa con mồi vào lỗ miệng. Các tế bào tuyến tiết dịch để tiêu hóa con mồi. 

-> Các chất cặn bã sẽ được thải ra bằng lỗ miệng.

+ Sinh sản: Sinh sản vô tính ( mọc chồi ), sinh sản hữu tính, tái sinh ( tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể )

-Sứa : 

+ Cấu tạo giống Thủy tức

+ Di chuyển: co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại.

-Hải quỳ: 

+ Hình trụ, dài từ 2 đến 5cm, màu sắc đa dạng

+ Cấu tạo: giống Thủy tức

-San hô:

+ Hình trụ, nhánh nhỏ. Màu sắc rất đa dạng phong phú

+ Thích nghi lối sống cố định.

+ Sinh sản mọc chồi: các cơ thể con có khoang ruột thông với nhau -> tập đoàn san hô

+ Tập đoàn san hô có khoang sương đá vôi, cơ thể của chúng gắn với nhau tạo thành hình khối nhất định.

VOTE CHO TUI NHÉ:33

 

thủy tức thuộc ngành ruột khoang

cấu tạo ngoài:

+hình trụ dài

+có các tua miệng tỏa ra

cấu tạo trong:

+thành cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong

+giữa 2 lớp đó là tầng keo mỏng

dinh dưỡng:

tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải mồi lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.

sinh sản:

1. mọc chồi

khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập

2. sinh sản hữu tính

tế bào trứngđược tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cách nhiều lần, cuối cùng tạo thành thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ở mùa lạnh, ít thức ăn

3. tái sinh

thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra

Câu hỏi trong lớp Xem thêm