tóm tắt phần văn nghị luận cho mình nha bắt buộc phải đầy đủ

2 câu trả lời

Đáp án

Phần văn nghị luận

Giải thích :

a,  Khái niệm

- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

b, Luận cứ :

- Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra để làm cơ sở cho luận điểm.

* Lí lẽ: là các nguyên lí, chân lí, đạo lí, ý kiến đã được thừa nhận (giảng giải để người đọc, người nghe hiểu)

* Dẫn chứng: là những chứng cớ để xác nhận sự đúng đắn của luận điểm (giúp người đọc, người nghe tin)

-  Yêu cầu: luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm thuyết phục.

--> Lí lẽ và dẫn chứng hỗ trợ cho nhau. Lí lẽ làm sáng tỏ ý nghĩa của dẫn chứng và dẫn chứng làm cho lí lẽ thêm thuyết phục.

c, Lập luận.

- Là cách tổ chức, sắp xếp luận điểm, luận cứ theo một trình tự hợp lí

- Một số kiểu lập luận:

+ diễn dịch: từ khái quát đến cụ thể

+quy nạp: từ cụ thể đến khái quát

- Để có lập luận cần:

- Xác định luận điểm

- Tìm các luận cứ cho luận điểm

- Xác định cách lập luận.

@maianhlinh2345@

a. Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch.

Mục đích nghị luận: kêu gọi tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước quý giá.

b. Các luận điểm trong văn bản:

- Nước sạch đang bị lãng phí nghiêm trọng trong đời sống.

- Nước là nguồn tài nguyên có hạn.

- Sự phân bố nước không đều và ngày càng thu hẹp.

- Lời kêu gọi tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.

c. Tóm tắt văn bản:

    Nước sạch đang bị sử dụng lãng phí dù đó là nguồn tài nguyên có hạn, phân bố không đều và ngày càng bị thu hẹp. Nhiều nơi trên thế giới đã xảy ra tranh chấp về nguồn nước và tương lai hiện ra là một thế giới thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngay từ bây giờ, vì chúng ta và vì những thế hệ sau.



Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước