Tóm tắt NỘI DUNG HK1 MÔN TIN 7( KHÔNG tóm tắt tiêu đề bài thôi!!!)

1 câu trả lời

NỘI DUNG BÀI HỌC :

1. Bảng tính và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng

a. Chương trình bảng tính

Chương trình bảng tính là phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, có thể thực hiện các tính toán phức tạp hoặc biểu diễn các dữ liệu bằng biểu đồ.

b. Ưu điểm của chương trình bảng tính

Dễ dàng:

   - Trình bày thông tin cô đọng, dễ so sánh, sắp xếp.

   - Thực hiện các tính toán phổ biến( tính tổng, trung bình,..)

   - Vẽ các biểu đồ minh họa dựa trên số liệu

2. Màn hình làm việc của Excel

   - Microsoft Excel( gọi tắt là Excel) là 1 trong những bảng tính thông dụng nhất hiện nay.

   - Sau khi khởi động phần mềm Excel sẽ như sau:

cùng tìm hiểu các thành phần có trong màn hình trên.

a. Trang tính

   - Trang tính được chia thành các hàng và cột.

   - Các hàng: 1, 2, 3, 4,...

   - Các cột: A, B, C, D,...

   - Địa chỉ của 1 ô tính: được ghép giữa tên cột và tên hàng giao nhau.

Ví dụ: A1, B2, C4( lưu ý: tên cột đứng trước, tên hàng đứng sau)

b. Thanh công thức

   - Là thanh công cụ đặc trưng của bảng tính

   - Sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu, thay đổi công thức của ô tính.

c. Các dải lệnh

Gồm 2 dải lệnh Formulas và Data gồm các lệnh dùng để thực hiện các phép tính với các số và xử lí dữ liệu.

3. Nhập dữ liệu vào trang tính

a. Nhập và sửa dữ liệu

- Khái niệm dữ liệu: là thông tin được nhập và lưu trữ ở các ô tính, có thể là ký tự hoặc số.

• Nhập dữ liệu

   - B1: di chuyển chuột chọn 1 ô, sau đó nháy đúp chuột

   - B2: nhập dữ liệu từ bàn phím

   - B3: ấn phím Enter để kết thúc

Làm tương tự với các ô tính khác.

• Sửa dữ liệu

   - B1: chọn 1 ô, sau đó nháy đúp chuột

   - B2: sửa dữ liệu trực tiếp trong ô bằng cách xóa dữ liệu cũ và nhập mới hoặc xóa dữ liệu cũ và nhập mới trên thanh công thức

   - B3: ấn phím Enter để kết thúc.

Làm tương tự với các ô tính khác.

b. Di chuyển trên trang tính

   - Cách 1: sử dụng phím mũi tên trên bàn phím.

   - Cách 2: dùng chuột và thanh cuộn.

c. Gõ tiếng việt trên trang tính

   - Sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ tiếng việt( unikey).

4. Bảng tính

   - Một bảng tính là 1 tập tin bao gồm nhiều trang tính, một bảng tính mới sẽ bao gồm ba trang tính trống( sheet1, sheet2, sheet3).

   - Kích hoạt 1 trang tính bằng cách nháy chuột trên trang tính tương ứng.

5. Các thành phần trên trang tính

   - Hàng: được đánh số thứ tự 1, 2, 3…

   - Cột: được ký hiệu là A, B, C,…

   - Ô tính: là ô chữ nhật giao giữa 1 cột và 1 hàng, ký hiệu: A1, A2,… chứa dữ liệu hoặc công thức.

   - Hộp tên: ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ ô đang được trỏ tới

   - Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình.

Ký hiệu: ″ô trên cùng bên trái : ô dưới cùng bên phải″

Ví dụ: C2:D3, A1:B3, ..

- Thanh công thức: cho biết nội dung của dữ liệu đang được chọn, ngoài ra còn có thể nhập, sửa nội dung của dữ liệu đó.

5. Dữ liệu trên trang tính

a) Dữ liệu số

   - Là các số: 0, 1,…, 9

   - Dấu + tương ứng số dương

   - Dấu – tương ứng số âm

   - Dấu % là tỉ lệ

   - Dữ liệu số có thể là số nguyên hoặc thập phân( thể hiện bởi dấu chấm).

Vd: 120; +22; -150; 12.2

b) Dữ liệu ký tự

   - là các chữ cái từ A → Z

   - là các chữ số từ 0 → 9

   - các ký hiệu: < > ∗ / …

6. chọn các đối tượng trên trang tính

   - Chọn 1 ô: đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy đúp.

   - Chọn 1 hàng: chọn tên hàng và nháy đúp.

   - Chọn 1 cột: chọn tên cột và nháy đúp.

   - Chọn 1 khối: kéo thả chuột từ ô góc trái trên đến ô góc phải dưới theo ý muốn.

7. Sử dụng công thức để tính toán

Ưu điểm:

   - Thực hiện các tính toán nhanh chóng, chính xác và lưu lại kết quả.

   - Thay đổi kết quả tùy theo dữ liệu tương ứng mà không cần viết lại công thức.

Các phép toán được sử dụng:

   - Thứ tự ưu tiên khi tính toán: từ trái qua phải ∗ / + -

   - Thực hiện các phép toán trong dấu ngoặc ( ) trước, sau đó là phép lũy thừa, sau đó là * / + -

8. Nhập công thức

- Khi nhập công thức vào 1 ô, bắt buộc phải gõ dấu =.

- Các bước thực hiện:

   + B1: chọn ô tính cần thao tác

   + B2: gõ dấu =

   + B3: nhập công thức

   + B4: ấn phím Enter để kết thúc

9. Hàm trong chương trình bảng tính

• Khái niệm hàm:

Hàm là các công thức được định nghĩa sẵn từ trước, dùng dữ liệu cụ thể để tính toán.

• Ưu điểm khi dùng hàm:

   + Dùng hàm giúp cho việc tính toán dễ dàng hơn.

   + Tiết kiệm thời gian và tránh được những sai sót khi phải tự viết công thức.

   + Có thể sử dụng địa chỉ ô để tính toán.

Vd: tính trung bình cộng của 3 số

   + theo công thức: = (2 + 4 + 6)/3

   + theo hàm: =AVERAGE(2,4,6) hoặc =AVERAGE(A1,A2,A3)

10. Cách sử dụng hàm

• Cú pháp của hàm:

   - Phần 1: tên hàm( vd: AVERAGE, SUM, MIN,..)

   - Phần 2: các biến. các biến được liệt kê trong dấu “( )” và cách nhau bởi dấu “,”.

• Đối số của hàm:

   - Là các biến, biến ở đây có thể là 1 số, 1 địa chỉ ô, hay 1 khối.

   - Số lượng đối số( biến) này phụ thuộc theo từng hàm khác nhau.

• Sử dụng:

   - B1: chọn ô cần nhập và nháy đúp

   - B2: gõ dấu =

   - B3: gõ hàm theo cú pháp chuẩn, đầy đủ tên hàm và biến

   - B4: nhấn phím Enter

11. Một số hàm thường dùng

a. Hàm tính tổng

- Tên hàm: SUM

- Ý nghĩa: dùng để tính tổng cho 1 dãy các số.

- Cú pháp: =SUM(a,b,c…..).

- Ví dụ:

   +, =SUM(15,24,45) tính tổng 3 số 15, 24, 45 dựa trên giá trị số cụ thể.

   +, =SUM(A1,A2,A3) tính tổng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

   +, =SUM(A1:A3) tính tổng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.

b. Hàm tính trung bình cộng

- Tên hàm: AVERAGE

- Ý nghĩa: tính trung bình cộng của 1 dãy các số.

- Cú pháp: AVERAGE(a,b,c,…)

- Ví dụ:

   +, =AVERAGE(2,4,6) tính trung bình cộng 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể.

   +, =AVERAGE(A1,A2,A3) tính trung bình cộng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

   +, =AVERAGE(A1:A3) tính trung bình cộng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.

c. Hàm xác định giá trị lơn nhất

- Tên hàm: MAX

- Ý nghĩa: xác định số lớn nhất trong 1 dãy các số.

- Cú pháp: MAX(a,b,c,…)

- Ví dụ:

   +, =MAX(2,4,6) xác định số lớn nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 6

   +, = MAX (A1,A2,A3) xác định số lớn nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

   +, =MAX(A1:A3) xác định số lớn nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 6 ( địa chỉ ô là A3)

d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

- Tên hàm: MIN

- Ý nghĩa: xác định số nhỏ nhất trong 1 dãy các số.

- Cú pháp: MIN(a,b,c,…)

- Ví dụ:

   +, = MIN (2,4,6) xác định số nhỏ nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 2

   +, = MIN (A1,A2,A3) xác định số nhỏ nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

   +, = MIN (A1:A3) xác định số nhỏ nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 2 ( địa chỉ ô là A1)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm