Tóm tắt kiến thức phần 2 công nghệ 7 cho em với

2 câu trả lời

Hi

CÁCH BÓN PHÂN

  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

  • Căn cứ vào thời kỳ bón: bón lót và bón thúc

    • Bón lót: bón phân vào đất trước khi gieo trồng → cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ

    • Bón thúc: bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây → đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kỳ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt

  • Căn cứ vào cách bón: bón rải, bón theo hàng, theo hốc hoặc phun lên lá

  • Bón theo hốc:​​​

    • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

    • Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

  • Bón theo hàng:

    • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

    • Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

  • Bón vãi (rải):

    • Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản

    • Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất

  • Phun lên lá:

    • Ưu điểm: Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất

    • Nhược điểm: Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp

Hình 1. Các cách bón phân

1.2. CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNGLoại phân bónĐặc điểm chủ yếuBón lót hay bón thúcPhân hữu cơCác chất dinh dưỡng không hòa tan, cần có thời gian phân huỷ thành chất hòa tan cây mới sử dụng đượcBón lótPhân đạm, phân kali, phân hỗn hợpDễ hòa tan nên cây sử dụng được ngayBón thúcPhân lânÍt hoặc không hòa tanBón lót

Bảng 1. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường

1.3. BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG

  • Đối với phân hóa học:

    • Bảo quản kín trong vại sành, chum, bao gói bằng nilông

    • Để nơi cao ráo thoáng mát

    • Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau

  • Phân chuồng: Bảo quản tại chuồng hoặc ủ thành đống dùng bùn ao trét kín

Câu hỏi trong lớp Xem thêm