tình hình sản xuất công nghiệp ở đông nam bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất. Trả lời giúp mik vs ạ!! Mik cảm ơn!!
2 câu trả lời
Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ từ sau khi đất nước thống nhất:
- Trước khi đất nước thống nhất:
+ Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.
+ Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
- Từ sau khi đất nước thống nhất:
+ Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3% năm 2002), hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược....
+ Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.
+ Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chất lượng môi trường bị suy giảm.
Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ từ sau khi đất nước thống nhất:
- Trước khi đất nước thống nhất:
+ Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.
+ Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
- Từ sau khi đất nước thống nhất:
+ Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3% năm 2002), hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược....
+ Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.
+ Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chất lượng môi trường bị suy giảm.
Hoặc là:
- Trước năm 1975, công nghiệp phụ thuộc nước ngoài, cơ cấu công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, tập trung ở Sài Gòn, chợ Lớn.
- Sau năm 1975, khi đất nước đã thống nhất, tình hình sản xuất công nghiệp đã có những thay đổi tích cực:
- Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,...
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.