Tính đa dạng của động vật không xương sống thể hiện ở điểm nào? Cho ví dụ

2 câu trả lời

II. Sự đa dạng động vật không xương sống

1. Ngành Ruột khoang

- Đặc điểm: Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

- Đại diện: Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô.

- Nơi sống: Đa số ở biển, số ít ở nước ngọt.

- Vai trò: Làm thức ăn, cung cấp nơi ở cho động vật khác, tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, một số ít gây hại.

2. Các ngành Giun

- Đặc điểm: Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.

+ Giun dẹp có cơ thể dẹp và mềm.

+ Giun tròn cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt.

+ Giun đốt có cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

- Nơi sống: Kí sinh ở cơ thể động vật, thực vật, con người hoặc sống tự do.

- Vai trò: Làm đất tơi xốp, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, con người và một số gây hại cho người và động vật.

3. Ngành Thân mềm

- Đặc điểm: Cơ thể mềm và không phân đốt, đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.

- Đại diện: Ốc sên, mực, sò, bạch tuộc, hàu,…

- Nơi sống đa dạng.

- Vai trò: Làm thức ăn, lọc sạch nước bẩn, một số gây hại.

4. Ngành Chân khớp

- Đặc điểm: Bộ xương ngoài bằng chất kitin, c ác chân phân đốt, có khớp động.

- Đại diện: Châu chấu, nhện, tôm, ong, ruồi,…

- Chân khớp là ngành đa dạng nhất về số lượng loài.

- Vai trò: Làm thức ăn cho con người, thụ phấn cho cây trồng, một số gây hại cho cây trồng, lây truyền bệnh cho người, động vật.



*Đáp án+ Giải thích các bước giải:

Ví dụ để nêu lên tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với con người.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, vẹm.

- Có giá trị xuất khẩu: tôm, mực.

- Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh: ong, mật ong.

- Tuy nhiên, cũng có một sô' động vật không xương sống gây hại cho cây trồng (ốc sên, nhện đỏ, sâu hại...) và một số gây hại cho người và động vật (sán dây, giun đũa, chấy,...).

$#đqb$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm