Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của TP.HCM giúp em với ạ!!!!

2 câu trả lời

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh ( TP HCM ) , theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cách nay vài ngàn năm, phần lớn Sài Gòn nằm dưới biển. Do bồi đắp phù sa và mực nước biển hạ dần, vùng đầm lầy cửa sông ngày càng mở rộng, tiến dần về biển. Với tốc độ phù sa được bồi đắp vài trăm mét mỗi năm, một số vùng nội địa không còn được nước ngọt rửa mặn, mà ngược lại bị nhiễm phèn. Một phần khu vực Kiên Giang – Cà Mau – Bạc Liêu và Đồng Tháp-Long An ngày nay vẫn là những vùng nhiễm phèn rộng lớn không thuận lợi cho nông nghiệp.

Sài Gòn là tâm điểm của lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Trong toàn bộ các cửa biển ở Nam Bộ, chỉ cửa Cần Giờ vào Sài Gòn có đủ điều kiện cho tàu biển ra vào: cửa sông rộng không bị phù sa bồi đắp thay đổi dòng chảy và không có doi cát ngầm, vịnh biển có Vũng Tàu che chắn bão gió, có đường sông sâu yên ả dẫn từ cửa sông đến thành phố v.v.

 

Người Khmer xây dựng thành phố tại khu gò Cây Mai (Vat Prey Nokor) tức Chợ Lớn ngày nay, có địa hình cao và có nước ngọt. Năm 1698, năm chúa Nguyễn thiết lập dinh Điều Khiển, được các sử gia Việt chọn là năm thành lập thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh. Dinh Điều Khiển nằm tại khu vực chợ Nguyễn Thái Bình ngày nay.

Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Quy tại phía đông của dinh Điều Khiển cũ và sát ra sông Sài Gòn. Lũ muỗi và làn hơi hôi thối của vùng lầy trũng là lý do buộc người ta phải san lấp các rạch nhỏ, những vùng đất thấp và vùng đầm lầy, để tạo ra các vùng đất cư trú được. Việc đào kênh và san lấp kéo dài từ lúc Thành phố hình thành cho tới hiện nay, gắn liền với sự phát triển không gian đô thị của Thành phố.

Trên bản đồ năm 1923, khu vực ven đường Trần Hưng Đạo ngày nay (từ Quận 1 đi Quận 5) vẫn còn là vùng lầy trũng.

Sài Gòn và Chợ Lớn ôm chặt và hòa vào nhau. Phía Bắc là các trại lính, kho bãi và sân bay, chưa nhập vào phạm vi Thành phố. Sân bay Tân Sơn Nhất lúc này là sân bay dân sự, đường băng hướng Bắc-Nam, với hoạt động mang tính trình diễn chủ yếu.

200 NĂM PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG ĐÔNG TÂY

Từ 1790 tới 1920s là quá trình phát triển về hai hướng: hướng Đông nối kết quốc gia, hướng Tây nối với đồng bằng sông Cửu Long

Thời kỳ sau đó (chiến tranh và hòa bình xây dựng đất nước) tới nay: là quá trình Sài Gòn và Chợ Lớn kết hợp, cân băng và bổ sung cho nhau.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. 4 Em rút ra những bài học gì cho bản thân từ văn bản trên 5 hãy viết đoạn văn từ 10-15 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò đối với những thử thách của mỗi người

20 lượt xem
1 đáp án
5 ngày trước