tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ SGK t22 ngữ văn 7 tập 2 : .Đề nêu lên vấn đề gì ? .Đối tương và phạm vi nghị luận ở đây là gì ? .khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định ? .đề này đòi hỏi người viết phải làm gì ?
1 câu trả lời
I TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
a) Các đề văn đó được xem là đề bài, đầu bài và dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết được.
b) Căn cứ để xác định các đề trên là đề văn nghị luận:
- Tất cả 11 đề trên nêu ra những vấn đề khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống xã hội con người.
- Tất cả đều là những luận điểm để người viết giải quyết.
c) Tính chất của đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn: ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác, … đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp để không đi lệch vấn đề.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
a) Đề văn “Chớ nên tự phụ”:
- Đề nêu lên vấn đề: không nên tự phụ.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.
- Khuynh hướng tư tưởng của đề này là phủ định, phê phán tính tự phụ.
- Đề này đòi hỏi người viết phải: hiểu thế nào là tính tự phụ, biểu hiện của tính tự phụ, phân tích tác hại của tính tự phụ và nhắc nhở, khuyên mọi người chớ nên tự phụ.
b) Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi bị sai lệch.
Phần II LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ
1. Xác định luận điểm: Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ là gì? (là tự cao, tự đại, đề cao mình và coi thường người khác).
- Chớ nên tự phụ ( bởi không biết khả năng thực sự của bản thân, bị mọi người ghét bỏ)
- Tự phụ có hại cho bản thân và trong quan hệ với người khác
- Dẫn chứng (trong thực tế trường lớp, bản thân,…)
3. Xây dựng lập luận:
- Định nghĩa tính tự phụ.
- Biểu hiện của tính tự phụ.
- Tác hại của tính tự phụ.
- Đề cao lối sống hòa đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.