Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 6 bài thơ :"Bếp lửa" của Bằng Việt? Tác dụng?

2 câu trả lời

#mikan2k2127m7jTbw

TRẢ LỜI:

Điệp từ: "nhóm" diễn tả những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời bà:

+, Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình.

+, Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu.

-> Qua đó cũng nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm: từ việc nhóm bếp đã khơi gợi tình yêu thương, sự sống, niềm tin cho cháu và cho mọi người.

- Hình ảnh “bếp lửa”: từ nghĩa tả thực đã được tác giả cất giữ trong tâm hồn như một biểu tượng: hơi ấm tình thương, sự che chở, nơi quần tụ, nơi dẫn dắt, niềm tin… bà dành cho cháu, giản dị mà thiêng liêng.

Cho mình gửi chúc bn học tốt! Nhớ vote cho mình 5 sao và câu trả lời hay nhất nha!^^

~ MERRY CHRISTMAS~

Ẩn dụ: Nắng mưa 

t/d: Gợi lên một cuộc đời đầy lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó, nhẫn nại của bà 

⇒ Thể hiện tình yêu , sự hi sinh và sự chăm sóc của bà dành cho cháu

- Điệp ngữ: Nhóm được lặp lại 4 lần ở đầu mỗi câu thơ

T/d: Nhấn mạnh công việc nhóm bếp quen thuộc hàng ngày của bà 

⇒Từ nhóm lửa để làm chín thức ăn: nồi khoai sắn, nồi xôi gạo mới → sự sẻ chia yêu thương, gắn kết tình làng nghĩa xóm → khơi dậy tình yêu thương, ước mơ, niềm tin, niềm hi vọng cho người cháu

⇒ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm