Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. a.Bài thơ trên thuộc tác phẩm nào?Tác giả là ai? b.Cho biết thể thơ và nêu vài nét về thể thơ ấy. c.Xác định từ đồng âm, điệp ngữ và nêu tác dụng. d “Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”, em hiểu 2 câu thơ như thế nào?

1 câu trả lời

a, Bài thơ trên thuộc tác phẩm "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

b, Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

     +, Vài nét của thể thơ:

- Có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng.

- Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

c, - Điệp ngữ: "lồng"(lặp lại 2 lần) và "chưa ngủ"

    -  Tác dụng: 

   +, "lồng": nói lên hình ảnh đẹp của bức tranh núi rừng nơi chiến khu Việt Bắc nhiều tầng, nhiều lớp.

   +, "chưa ngủ": mở ra vẻ đẹp chiều sâu trong tâm hồn nhà thơ: Sự thao thức chưa ngủ là vì lo đến vận mệnh đất nước.

d, * Gợi ý:

    - Câu "Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ": Bác chưa ngủ vì cảnh sắc thiên nhiên thật đẹp, trong thơ có họa, có nhạc. (tác giả thốt lên khen ngợi vẻ dẹp của rừng nơi chiến khu Việt Bắc: Cảnh khuya như vẽ).

  - Câu "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”: Lý do cao quý hơn khiến Bác ko tài nào ngủ đc là nỗi lo nước nhà, lo cho việc dân, việc nước, chừng nào đất nước chưa yên Bác ko thể ngủ ngon được, chứng tỏ Bác là người yêu quê hương, đất nước.