Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn. Mỗi nhà thơ, nhà văn lại mang đến những góc nhìn riêng, hướng ngòi bút cảm thông đến những thân phận người phụ nữ khác nhau. Trong đó, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng nói khẳng định vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Làm ơn các bạn đừng chép mạng giùm mình vì đây là đề thi chính thức của mình '😥😓😭😢

2 câu trả lời

“Bánh trôi nước”- một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương đã để lại dư âm sâu sắc cho biết bao độc giả.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ với chủ đề vịnh vật mang hai lớp nghĩa: lớp nghĩa thứ nhất tác giả đã tả thực chiếc bánh trôi: bánh có màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xắn; nếu người làm bánh nhào bột nhiều nước thì bánh sẽ “nát”, ít nước quá thì “rắn”; khi cho vào nước nguội, bánh chìm, lúc nước sôi, sẽ nổi lên. Dù bánh rắn hay nát, tròn méo như thế nào, nhân đường bên trong vẫn vậy vẫn ngọt ngào, tươi đỏ. Lớp nghĩa thứ hai phản ánh nhan sắc, thân phận và phẩm chất của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Mở đầu bằng cụm từ quen thuộc “thân em” gần gữi với những bài ca dao - dân ca, nghe vừa dịu dàng, khiêm tốn vừa có chút tội nghiệp đáng thương. Tiếp sau, nhân vật trữ tình như đang giới thiệu về minh “vừa trắng lại vừa tròn”, phụ nữ Việt Nam quá đẹp, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu, phẩm hạnh trước sau vẫn trọn vẹn, thủy chung; nữ thi sĩ không chỉ ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọng cả tâm hồn, đức hạnh bên trong, cách nói năng ứng xử khiêm nhường duyên dáng của chị em.Câu thơ thứ hai, kể về thân phận của chị em, Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo trong thơ của mình, nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của con người. Cụm từ nước non làm nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi ấy; giới từ “với” đi liền cùng hình ành “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng, vì con và vì mọi người. Một đời xả thân, vị tha như thế cao cả biết bao nhiêu, đáng cảm thương và đáng trân trọng biết bao nhiêu. Câu thơ thứ ba đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được quyết định tương lai hạnh phúc của người phụ nữ xưa… Hai từ “rắn, nát” đọc lên nghe thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất. Hai câu thơ cuối có cấu trúc liền mạch theo kiểu câu ghép kết nối nhau bằng liên từ ghép “Mặc dầu...mà” tạo nên hai nghĩa đối lập rất ấn tượng. Chỉ với bốn câu thơ, hai mươi tám chữ, ngôn ngữ bình dị, bài thơ “Bánh trôi nước” đã cho thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc.

 Mình gửi bạn ạ (Bài mình viết trc nên cop nhanh k mạng đâu ạ)

#nguyngocnhu

Xin hay nhất ạ

Để tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại, trước tiên ta cần nắm được bối cảnh xã hội thời bấy giờ. Có thể thấy, thời kì văn học trung đại là phân khúc đầu tiên của ba thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam. Nó bắt đầu hình thành và phát triển trong khoảng mười thế kỉ (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á có quan hệ với nhiều nền văn học trong khu vực. Trong thời kì này, các nhà văn, nhà thơ cũng làm rất tốt vai trò của người phản ánh hiện thực cuộc sống, bên cạnh đó còn thể hiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với quan hệ quốc gia dân tộc, với xã hội và với chính bản thân mình.

Để làm tròn những vai trò ấy, các tác giả đã cố gắng đặt tác phẩm của mình vào trong bối cảnh xã hội. Đối với văn học trung đại, khi đặt vào phông nền của thế kỉ X – đến hết thế kỉ XIX, các nhà văn, nhà thơ đã tái hiện khá chân thực về một giai đoạn mà lịch sử, xã hội có rất nhiều biến động

Ở thế kỉ X, sự kiện Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam. Sự kiện đã giúp kết thúc ngàn năm đô hộ của giặc phong kiến phương Bắc, chính thức mở ra một thời kì độc lập, tự chủ cho dân ta. Về mặt chính trị, trong giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam ra đời và phát triển và mang đặc trưng của thời kì tam giáo đồng nguyên đã góp phần thiết lập bộ máy quản lí nhà nước có chính sách và quy củ.

Tuy nhiên, sau chiến thắng oanh liệt của vị tướng tài nhà Ngô, dân ta không chỉ dốc sức trong việc xây dựng đất nước mà lại phải tiếp tục hành trình rất dài trên sự nghiệp phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh với rất nhiều gian khó về sau.

Sang thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, nhà nước phong kiến triều Lê được ra đời và tồn tại rất thịnh trị trong lịch sử nước nhà. Nhà Lê lấy Nho giáo làm tôn chỉ để xây dựng chế độ nhưng đến thế kỉ XVIII thì có dấu hiệu khủng hoảng và sụp đổ không lâu sau đó.

Từ thế kỉ XVII, sau sự kiện hai tập đoàn phong kiến đàng Trong đàng Ngoài và quân xâm lược Xiêm, Thanh bị đánh bại bởi nghĩa quân Tây Sơn, nhà Tây Sơn lên nắm quyền nhưng sau đó lại bị lật đổ bởi nhà Nguyên. Những tưởng dân ta sẽ được bình yên sau đó nhưng sự thật thì ở giai đoạn cuối thế kỉ XVII, nhưng vua Nguyễn lại ăn chơi xa xỉ khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, lầm than.

Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đã cho thấy sự suy tàn rõ rệt của chế độ phong kiến nhưng lại chưa sụp đổ hoàn toàn. Sau đó, việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, người dân phải sống trong cảnh đất nước có sự tồn tại của chế độ xã hội nửa phong kiến nửa thực dân.

Như vậy có thể thấy, song hành cùng với những biến động của lịch sử, văn học Việt Nam trong giai đoạn này cũng sẽ phần nào cho thấy bức tranh về đời sống của con người Việt Nam. Đó là một cuộc sống hiện hữu sự kiên cường, bất khuất của dân tộc với tinh thần yêu nước mạnh mẽ nhưng cũng đầy rẫy những bất hạnh, đau thương và mất mát đối với con người.

Đặc biệt với người phụ nữ, họ không chỉ phải đối diện với hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt mà còn bị áp bức bởi những thế lực tàn bạo trong xã hội, mặc dù vậy họ vẫn cho thấy những nét đẹp cao quý của bản thân. Điều này sẽ được thể hiện qua ngòi bút của nhiều tác giả của thời đại nhưng tiêu biểu nhất có thể kể đến là trang viết của các tác giả như Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương.

THAM KHẢO NGHEN !