Tại sao những đề nghị cải cách duy tân lại không được thực hiện. Nêu nhạn xét và rút ra bài học từ kết cục của trào lưu
2 câu trả lời
* Kết cục: Không thành hiện thực, nhưng vẫn gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức của những con người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
* Không đc thực hiện vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ chưa xuất phát từ bên trong....,chưa động cham đến những vấn đề cơ bản của thời đại: mâu thuẫn xã hội...
-Triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
Bài học:
Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước. Các đề nghị cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
Tuy nhiên, các đề nghị cải cách nói trên vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại : giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn. ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
Tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
- Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.
- Chính trị:
+ Nhà nước thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu
+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình truệ.
+ Tài chính cạn kiệt.
- Xã hội:
+ Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
+ Khởi nghĩa nông dân diễn ra nhiều nơi
- Xã hội:
+ Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
+ Khởi nghĩa nông dân diễn ra nhiều nơi
=> Trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.
- Kết cục: những đề nghị cải cách đều không được thực hiện
- Nhận xét:
Mặc dù thất bại, nhưng nhìn chung, cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ đã khẳng định sức thu hút mạnh mẽ của tư tưởng duy tân, có ảnh hưởng lớn đến trình độ giác ngộ và tinh thần đấu tranh của nhân dân đòi cải cách đời sống về mọi mặt. Bên cạnh đó, qua phong trào còn cho thấy vai trò lãnh đạo của những sĩ phu tiến bộ...
Rút ra:
Bạn tự rút ra bài học nhe
CHÚC BẠN HỌC TỐT