Tại sao năm 1921 nước Nga Xô Viết thực hiện chính sách kinh tế mới nếp Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này

2 câu trả lời

Năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) vì: 

- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.

- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.

=> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. Để giải quyết khủng hoảng và tình trang khó khăn của đất nước, tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.

Nội dung cơ bản: Chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).

Công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng. Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của nhà nước. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp.

Thương nghiệp và tư nhân: Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đảy mạnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ (1924).

Ý nghĩa:

- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.

- Là bài học đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.

*năm 1921 nước Nga Xô Viết thực hiện chính sách kinh tế mới nếp vì: 

- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.

- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.

- Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. Để giải quyết khủng hoảng và tình trang khó khăn của đất nước, tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.

*Nội dung:

=Chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).

Công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng. Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của nhà nước. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp.

Thương nghiệp và tư nhân: Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đảy mạnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ (1924).

*Ý nghĩa:

- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.

- Là bài học đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm