tại sao giai đoạn đầu chiến tranh các nước tây, bắc âu lại bị đánh bại một cách nhanh chóng.mọi người giúp mình với ại đang gấp==

2 câu trả lời

Chiến dịch tấn công Saar là một hoạt động quân sự của Pháp nhằm vào hạt Saar tại vị trí phòng thủ của Tập đoàn quân số 1 (Đức) trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch này nhằm mục đích hỗ trợ Ba Lan - lúc này đang chịu cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức. Tuy nhiên, chiến dịch nhanh chóng bị đình lại và người Pháp rút quân.

Theo hiệp ước quân sự Pháp-Ba Lan, quân đội Pháp bắt đầu chuẩn bị tấn công phát xít Đức sau ba ngày động viên. Quân Pháp nhanh chóng giành quyền kiểm soát khu vực giữa biên giới Pháp và phòng tuyến quân Đức và bắt đầu thăm dò phòng tuyến Đức. Sau 15 ngày động viên binh sĩ (ngày 16 tháng 9 năm 1939), quân Pháp bắt đầu tấn công toàn diện. Việc động viên cục bộ ở Pháp bắt đầu vào ngày 26 tháng 8 và đến ngày 1 tháng 9 thì lệnh tổng động viên được thi hành.

Đợt tấn công của quân Pháp tại thung lũng sông Rhine (Chiến dịch Saar) mở màn vào ngày 7 tháng 9, sau 4 ngày Pháp tuyên chiến với Đức. Trong thời gian đó, quân Đức đang bận bịu với chiến sự ở Ba Lan và vì vậy người Pháp nắm ưu thế về quân số tại khu vực này. Tuy nhiên, quân Pháp hầu như không có bất cứ hành động nào cụ thể để cứu nguy cho Ba Lan. 11 sư đoàn Pháp tiến quân trên một mặt trận dài 32 cây số gần Saarbrücken, tấn công các cứ điểm phòng thủ yếu của phát xít Đức. Họ tiến được 8 cây số, chiếm 20 làng vốn bị quân Đức bỏ trống và không gặp sự kháng cự đáng kể nào. Tuy nhiên, cuộc tấn công hời hợt của Pháp nhanh chóng dừng lại sau khi họ đánh chiếm rừng Warnt vì gặp phải bãi mìn dày đặc ở một chiến địa sâu 3 dặm của quân Đức.

Cuộc tấn công này không khiến quân Đức rút bớt quân từ Ba Lan sang phía Tây. Tổng số binh lực tấn công bao gồm 40 sư đoàn, trong đó có một sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn bộ binh cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng. Ngày 12 tháng 9, Hội đồng chiến tranh Tối cao Anh-Pháp họp lần đầu tại Abbeville, Pháp. Kết luận của cuộc họp là tất cả các cuộc tấn công phải bị đình lại ngay lập tức. Trong thời gian này người Pháp đã tiến sâu 8 cây số vào lãnh thổ Đức trên một mặt trận rộng 24 cây số bao phủ vùng Saar. Maurice Gamelin ra lệnh cho quân Pháp dừng lại ở các vị trí cách phòng tuyến Siegfried của Đức ít nhất 1 cây số. Tuy nhiên, Gamelin lại dối trá nói với Nguyên soái Ba Lan Edward Rydz-Śmigły rằng một nửa số quân Pháp đã chạm trán với quân Đức và đã buộc phát xít Đức rút ít nhất 6 sư đoàn khỏi Ba Lan. Ngày hôm sau đại diện của quân đội Pháp tại Ba Lan là Louis Faury báo với Tổng tham mưu trưởng Ba Lan, tướng Wacław Stachiewicz rằng kế hoạch tấn công Đức bị dời lại từ ngày 17 sang ngày 20 tháng 9 năm 1939. Cùng lúc đó, quân Pháp bắt đầu rút về các vị trí ban đầu của họ tại phòng tuyến Maginot. Cuộc chiến tranh kỳ quặc chính thức mở màn.

Kết cục[sửa | sửa mã nguồn]

Sự sụp đổ nhanh chóng của Ba Lan có lý do khách quan là sự vượt trội về công nghệ quân sự của Đức, còn lý do chủ quan là vì họ quá tin vào lời hứa của Anh – Pháp sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan, nhưng thực tế phải đợi tới mấy tháng sau mới có viện trợ nhỏ giọt. Thực tế Ba Lan đã bị đồng minh của họ bỏ rơi, vì khi Đức tấn công Ba Lan, quân Anh-Pháp có tới 110 sư đoàn đang áp sát biên giới Đức so với chỉ 23 sư đoàn của Đức, nếu Anh-Pháp tấn công thì sẽ nhanh chóng buộc Đức phải rút quân về nước. Tư lệnh kỵ binh Đức Quốc xã Siegfried Westphal từng nói, nếu quân Pháp tấn công trong tháng 9 năm 1939 vào chiến tuyến Đức thì họ "chỉ có thể cầm cự được một hoặc hai tuần". Riêng ở đồng bằng Saar tháng 9 năm 1939, binh lực Pháp có 40 sư đoàn so với 22 của Đức, phía Đức không có xe tăng và chỉ có chưa đầy 100 khẩu pháo các cỡ, quá yếu ớt khi so sánh với trang bị của Pháp (1 sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng). Tướng Đức Alfred Jodl từng nói: "Chúng tôi (Đức) đã không sụp đổ trong năm 1939 chỉ do một thực tế là trong chiến dịch Ba Lan, khoảng 110 sư đoàn của Anh và Pháp ở phương Tây đã hoàn toàn không có bất cứ hoạt động gì khi đối mặt với 23 sư đoàn Đức"[4]

Tại tuyến phía Tây do quân Anh, Pháp đóng có ưu thế tuyệt đối, nhưng lại án binh bất động. Pháo binh quân Anh, Pháp ở bên này sông Rhine vẫn im lặng nhìn những đoàn xe quân Đức vận chuyển vũ khí qua lại ở bên kia sông. Các trạm đóng quân dọc biên giới của Pháp ở phía Tây vẫn bình chân như vại, binh sĩ chơi bài, đá bóng và còn có các hoạt động văn hóa, thể thao để giết thời gian. Thủ tướng Pháp thậm chí còn phát cho binh lính một vạn quả bóng để chơi. Cuộc “chiến tranh kỳ quái” cứ tiếp diễn.

Và chỉ nửa năm sau, đến tháng 5/1940, Anh – Pháp đã phải trả một cái giá cực đắt cho những toan tính sai lầm của họ, khi mà Đức không tấn công Liên Xô mà lại quay sang tấn công Anh – Pháp và đánh cho họ thảm bại trong Trận chiến nước Pháp.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ kể từ khi phát xít Đức tấn công Ba Lan ngày 1-9-1939. Chỉ trong vòng một năm rưỡi sau đó, phát xít Đức đã thôn tính và đặt ách thống trị trên phần lớn các nước châu Âu tư bản. Tháng 6-1940 nước Pháp, một cường quốc thực dân châu Âu bị Đức chiếm đóng.

Ở Phương Đông, phát xít Nhật nổi lên trở thành một thành viên quan trọng của trục phát xít1. Mục tiêu của Nhật là nhanh chóng cướp lấy những thuộc địa và nửa thuộc địa rộng lớn của các nước đế quốc như: Trung Quốc, Đông Dương và các nước Đông Nam châu Á. Tháng 9-1940 đế quốc Pháp cam chịu đầu hàng, để quân Nhật chiếm Đông Dương.

Hai tên đế quốc phát xít Pháp - Nhật, kẻ thù của dân tộc ta, tuy có mâu thuẫn nhau sâu sắc nhưng trước mắt chúng tạm nhân nhượng để mưu tính ý đồ riêng. Phát xít Nhật lợi dụng Pháp "làm con chó giữ nhà", sau đó có dịp sẽ hất cẳng Pháp, chiếm trọn Đông Dương. Còn Pháp thì coi việc "đóng góp" vào cuộc chiến tranh của Nhật như cái giá để cho Pháp còn chỗ bấu víu vào Đông Dương.

Ngày 9-2-1941, Pháp, Nhật ký kết hiệp ước gọi là "Phòng thủ chung", thống nhất với nhau trong việc đàn áp phong trào cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản và vơ vét bóc lột nhân dân Việt Nam. Các tổ chức dân chủ và những quyền lợi dân chủ mà quần chúng giành được trong những năm 1936-1939 bị thủ tiêu, báo chí tiến bộ bị đóng cửa, nhiều lãnh tụ của Đảng và những người cộng sản bị bắt.

Cùng với việc đàn áp bắt bớ, địch tiến hành tuyên truyền đánh lạc hướng tư tưởng nhân dân. Pháp và bù nhìn bày ra nhiều phong trào cải lương, như phong trào Thanh niên Đuy-cua-roa (Ducouroix), lừa mị nhân dân bằng các thuyết "Cần lao - Gia đình - Tổ quốc", "Pháp - Việt đề huề". Phát xít Nhật thì lừa bịp nhân dân ta bằng các thuyết "Đại Đông Á", "Đồng văn, đồng chủng", "Người Nhật giúp người Việt giành độc lập".

Chúng ra lệnh tổng động viên để bắt lính bổ sung cho cái gọi là "Phòng thủ Đông Dương", đồng thời đưa hàng ngàn thanh niên Việt Nam sang Pháp làm "bia đỡ đạn" cho chính quốc. Phu phen tạp dịch càng nhiều để xây dựng đường sá, các công trình quân sự phòng thủ. Ở Khánh Hòa chúng cưỡng bức nhân dân đi làm xâu mở rộng sân bay Nha Trang, làm đường, làm thương cảng Cầu Đá và cảng quân sự Cam Ranh.

Chúng thực hành chính sách "kinh tế thời chiến", tăng các loại thuế, trưng thu, trưng dụng các cơ sở sản xuất phục vụ quốc phòng, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta, phục vụ cho chiến tranh đế quốc. Ở Khánh Hòa, nhân dân bị trưng thu lúa gạo, xe cộ. Chúng buộc nông dân ở các vùng Vạn Ninh, Ninh Hòa, Vĩnh Xương, Diên Khánh hạn chế trồng lúa, màu, để phát triển trồng các loại cây lấy dầu như lạc, thầu dầu và trồng cây lấy sợi như gai, bông, nhằm phục vụ cho chiến tranh. Công nhân viên chức ở thị xã, thị trấn phải làm tăng giờ từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, bị cắt xén tiền lương bằng các khoản "đóng góp". Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, giá cả tăng vọt, sinh hoạt đắt đỏ làm cho đời sống của nhân dân lao động và viên chức ngày càng khó khăn. Báo cáo của mật thám Pháp tại Nha Trang năm 1942 ghi: "bất bình nghiêm trọng về những biện pháp kinh tế khắt khe trong việc bán và lưu thông một số sản phẩm có dầu, bông... Gạo tăng giá và khan hiếm cũng ảnh hưởng một phần đến dân chúng". "Một tấm băng khẩu hiệu của Đảng Cộng sản Đông Dương được phát hiện ngày 23-3-1942 gần ga Nha Trang"2.

Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược của Đảng trong tình hình mới. Trước kia, hai nhiệm vụ chiến lược đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến địa chủ đặt ra ngang nhau, thì trong hội nghị này Trung ương Đảng đặt mạnh vấn đề đánh đổ đế quốc, giành giải phóng dân tộc, nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương, chủ trương tạm gác khẩu hiệu "Cách mạng ruộng đất", để tập trung lực lượng chống bọn đế quốc và tay sai, lôi kéo những phần tử tiến bộ trong giai cấp địa chủ, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.

Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng tháng 11-1940 vạch rõ nguy cơ của các dân tộc Đông Dương bị "một cổ hai tròng". Kẻ thù chính của các dân tộc Đông Dương lúc này không chỉ là thực dân Pháp mà cả phát xít Nhật. Hai tên đế quốc này ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân để phục vụ cho chiến tranh. Do đó "một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy, Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mạng thiêng liêng, lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông Dương, võ trang bạo động giành lấy quyền tự do, độc lập"3.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau: Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương, chấn chỉnh mọi sai sót, và biến mọi lỗi lầm thành tài sản. Song, nó chỉ thích chơi với những ai có thể giết chết sự trì hoãn và biết hướng đến các mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Cứ mỗi giây phút trôi qua, khi đồng hồ gõ đều để rút dần khoảng cách là khi thời gian đang chạy đua với từng người. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại, bởi không ai có thể lấy lại được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Hãy tiến về phía trước với sự quả quyết và đúng lúc, rồi thời gian sẽ yêu mến bạn. Nếu bạn lưỡng lự hay đứng yên, thời gian sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Cách duy nhất để tiết kiệm thời gian là sử dụng nó một cách khôn ngoan. Hãy cho tôi biết bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào và tiêu tiền ra sao, tôi sẽ cho bạn biết mười năm nữa bạn là ai và đang ở đâu. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, đâu là ý nghĩa của thời gian ?

2 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước