tả những cảnh đẹp e đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè(k chép văn mẫu phải chép tay)giúp mình với ạ>< dạ e cảm ơn hihihi><

2 câu trả lời

ví dụ như là : I. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:

Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?

Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?

II. Thân bài

Nếu đó là danh lam thắng cảnh:

Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?

Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.

Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...

Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:

Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.

Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)

Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...

Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...

III. Kết bài

Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.

@Gaumatyuki#

   Ở quê hương tôi, khi mặt trời xuống núi thì lúc đó hoàng hôn bắt đầu hiện lên một cách rõ rệt. Ai cũng thích ngắm cảnh bình minh nhưng riêng tôi, cảnh hoàng hôn lại có một nét đẹp đặc biệt hơn. Nó làm cho mọi thứ êm ả và thanh bình đến kì lạ.

  Khi hoàng hôn buông xuống, thì những tia nắng của ánh mặt trời bắt đầu nhường chỗ cho bóng đêm tĩnh lặng. Cảnh đồng lúa cũng một lúc nhạt dần và êm ả, phẳng lặng như thấm thảm lụa vàng. Những làn gió bắt đầu thổi nhè nhẹ, làm cho làn da ta thắm đượm cảm giác thoải mái, mát mẻ sau cả ngày oi bức. Những chú trâu chậm rãi bước về nhà sau một ngày rong chơi và gặm cỏ mải miết.  Các bác nông dân cũng ngưng dần việc để nghỉ ngơi cho ngày hôm sau.

   Lúc này, ngôi nhà của em thì mọi người bắt đầu sum họp lại. Dọn một bữa cơm và cùng nhau ngôi ăn thật hạnh phúc. Bọn trẻ nhốn nháo, nô đùa với nhau thật thích chí. Còn bố mẹ thì ngồi lại và kể cho nhau nghe về chuyện cả ngày hôm nay. 

   Em rất thích những khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống ở làng quê em. Vì lúc đó, tâm hồn của mỗi người sẽ trở nên thanh bình và nhẹ nhõm nhất.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước