Sự ra đời của EU của Anh(2017) có tác dụng như thế nào đến tổ chức EU về tương lai

1 câu trả lời

2. Quá trình thành lập

Hiệp ước Paris

Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lậpCộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,,

Hiệp ước Roma

Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

Hội đồng châu Âu

Từ năm1967cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu.

Thị trường chung châu Âu

Năm1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" .

Hiệp ước Maastricht

Hiệp ước Liên hiệp châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký tháng 12 năm 1991 thảo luận tại Maastricht Hà Lan (do sách lịch sử các nước cung cấp), nhằm mục đích:

- Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuốithập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,

-Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.

Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu.

Liên minh chính trị

- Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.

- Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.

- Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.

- Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.

- Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu...

- Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực.

Liên minh kinh tế và tiền tệ

Được chia làm 3 giai đoạn, từ1 tháng 7năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chí hội nhập) là:

- Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;

- Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;

- Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);

- Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ.

Hiệp ước Amsterdam

Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như:

1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;

2. Tư pháp và đối nội;

3. Chính sách xã hội và việc làm;

4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung cho cả nước

Câu hỏi trong lớp Xem thêm