Sự giản dị, xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trắng

2 câu trả lời

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây **

* Dàn ý

A. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự giản dị, xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng.

B. Thân bài

1.Giải thích vấn đề:
 -  Giản dị: Sự bình dị, mộc mạc, không cầu kì, hoa mĩ. Giản dị trong văn chương không đồng nhất với đơn giản, dễ dãi.
 - Xúc động: Là tiếng lòng, sự dồn nén cao độ của cảm xúc được chính nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ đến với người đọc, khơi gợi trong lòng người đọc những rung cảm, tình cảm đẹp đẽ.
 - Ám ảnh: những giá trị sâu sắc gợi cho người đọc những trăn trở nghĩ suy, những cảm xúc không thể nào quên.
2. Chứng minh:
 a. Sự giản dị trong Ánh trăng
-  Bài thơ có chủ đề rất quen thuộc, bắt nguồn từ truyền thống đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Để thể hiện nội dung chủ đề, nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu  tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống, gợi nhắc con người có thái độ sống ân nghĩa. thủy chung.
-  Thể thơ và cấu trúc: Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị. Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, theo dòng cảm nghĩ của tác giả, có sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên như lời tâm tình sâu lắng, nhịp thơ khi thì trôi chảy, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc.
b.  Những xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng chủ yếu thể hiện qua nội dung tư tưởng bài thơ:
  -Tình cảm giữa người và trăng trong quá khứ: tình cảm giữa người và trăng chân thành, sâu nặng. Mạch thơ khiến người đọc xúc động, ám ảnh bởi một quá khứ gian lao nhưng đẹp đẽ, nghĩa tình.
  -Tình cảm giữa người và trăng theo thời gian:
Theo thời gian, cách cư xử của con người khiến ta trăn trở, day dứt. Cuộc sống hiện đại, hào nhoáng nơi thị thành đã khiến con người quên đi quá khứ, quên đi người bạn nghĩa tình năm xưa.
Vầng trăng, ánh trăng đã được nhân cách hóa như con người, có tâm hồn, có lẽ sống. Trăng khiến chúng ta xúc động và ám ảnh bởi lối sống tình nghĩa, thủy chung, nhân ái, vị tha mà cũng rất nghiêm khắc.
   - Trăng đưa người trở về với quá khứ, để gợi nhắc bài học sâu sắc, thấm thía về lẽ sống cao đẹp, ân tình, thủy chung, nghĩa tình với quá khứ.
3.  Đánh giá:
 - Bài thơ giản dị từ đề tài, chủ đề đến hình ảnh, câu chữ, giọng điệu…
 -  Bài thơ là bức thông điệp mà tác giả gửi đến cho những người lính vừa bước ra khỏi chiến trường, đồng thời cũng là thông điệp cho tất cả chúng ta: hãy trân trọng quá khứ, hãy sống trọn đạo nghĩa: Uống nước nhớ nguồn.

C. Kết bài

   - Đánh giá chung

   - Suy nghĩ của bản thân

** Bài viết tham khảo

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ yêu nước thời kháng chiến chống mỹ. Sau giải phóng, ông tiếp tục bền bỉ sáng tác sau ngày đất nước giải phóng. Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. Bài thơ Ánh trăng thể hiện sâu sắc đặc điểm nghệ thuật ấy của ông.

Khổ 1: Hình ảnh vầng trăng gắn với tuổi thơ tươi đẹp và hình ảnh vầng trăng trong chiến đấu nghĩa tình, thủy chung

Bài thơ mang dáng đấp một câu chuyện được kể theo trình tự thời gian. Trong đó, "ánh trăng" là hình ảnh xuyên suốt và giàu ý nghĩa. Tác phẩm bắt đầu bằng những hồi ức thơ ấu của tác giả:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển".

Từ "với" được lặp lại đến ba lần, thể hiện mạnh mẽ sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Cánh đồng, dòng sông, biển cả là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, thân thương. Đó chính là biểu tượng của quê hương máu thịt, nơi in dấu biết bao kỉ niệm hồn nhien, tinh nghịch tuổi thơ.

Bốn câu thơ ấy đã thể hiện một cách ấn tượng sự vận động của các hình ảnh. Phải chăng con người khi đã lớn lên thì gắn bó "với đồng" - biểu hiện của một tâm hồn trong sáng, điềm tĩnh. Rồi khi bước chân đi xa hơn đến "với sông", rồi "với bể" - biểu hiện của sự trưởng thành và khát vọng vươn xa?

Do hoàn cảnh lịch sử của dân tộc, con người bước vào cuộc chiến má lửa với kẻ thù, vầng trăng vẫn luôn kề cận, cùng con người đến mọi nẻo đường:

"hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ".

Những người bạn rất thân, hiểu con người như hiểu chính mình nên mới gọi nhau là tri kỉ. Vầng trăng với người lính trong những năm tháng chiến đấu ở rằng là người bạn tri kỉ tâm giao. Người chiến sĩ thường ngồi bên nhau dưới ánh trăng thanh hay hành quân dưới bầu trời trăng.

Trăng soi bước chân người đi, cùng chia sẻ hiểm nguy, gian khổ; cùng chiến đấu và chiến thắng. Vầng trăng trong sáng tinh khiết kia còn là biểu tượng cho lý tưởng và tâm hồn cao đẹp của con người. Tâm hồn ấy được nuôi dưỡng từ ấu thơ, được tôi luyện trong cuộc chiến hào hùng cảu dân tộc.

Khổ 2: Cảm nhận của nhà thơ về vầng trăng nghĩa tình

Sang khổ thơ thứ hai, hình ảnh vầng trăng càng hiện rõ

"Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ".

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị. Việc dùng hai tính từ kép "trần trụi" và "hồn nhiên" ở đầu dòng thơ là một chủ định của tác giả. Chính điều đó đã tạo nên một sự khái quát thật mạnh mẽ và giàu cảm xúc, vẻ đẹp vô tư , hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp tiên nhiên nên trăng đã hòa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. Vầng trăng ấy cũng gắn bó với con người bằng một tình cảm mộc mạc, thủy chung. Ai có thể quên được người bạn tri kỉ ấy?

"ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"

"Vầng trăng tình nghĩa" ấy đâu chỉ là thiên nhiên thơ mộng, mát lành. Đó còn là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, một thời kỉ niệm của cuộc sống gắn bó, hồn nhiên, trong sáng, một thời chiến tranh lửa đạn, nguy hiểm vẫn bên nhau

Khổ 3: Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại và sự vô tình của con người

Cuộc chiến tranh thần thánh kết thúc, hoàn cảnh sống của con người cũng đổi thay:

"Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương"

Con người sống trong một môi trường hoàn toàn khác: "ánh điện" "cửa gương". Sự ồn ã của phố phường, những công việc của mưu sinh tốt đẹp trước kia giờ đã phai mờ. "Vầng trăng tình nghĩa" năm nào giờ đã bị lãng quên. Người bạn tri kỷ ấy trở thành "người dưng". Một so sánh khiến người đọc xót xa:

"Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường".

Trăng được nhân hóa, lặng lẽ bước đi. Trăng thành "người dưng" chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Giọng thơ trở nên sâu lắng, trầm buồn đến xa xót!

Khổ 4: Sự cố bất ngờ khiến con người nhận ra sự vô tình của mình

"Bi kịch" của tác phẩm bùng nổ bởi hai câu thơ rất thực, thực hơn cả câu nói thường:

"Thình linh đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om".

"Đèn điện", "phòng buyn - đinh" là những hình ảnh tượng trưng cho cái thực vật chất mà con người bị cuốn vào. Nhưng chúng vô cùng thờ ơ, vô cảm với con người. "Đèn điện" thì "thình lình" tắt, "phòng buyn - đinh" thì "tối om". Chúng chẳng bao giờ là "tri kỷ", "tình nghĩa" đối với con người cả. Điều gì sẽ cứu con người ra khỏi cảnh "tối om" ấy hay con người cả. Điều gì sẽ cứu con người ra khỏi cảnh "tối om" ấy hay con người sẽ bị chết đắm trong bóng tối lạnh lẽo đó?

"vội bật tung của sổ
đột ngột vầng trăng tròn".

Hành động "bật tung cửa sổ" như một bản năng không chuẩn bị trước. Cảm giác "đột ngột" cho ta thấy rằng con người trong cuộc thực sự không biết gì đang đợi mình bên ngoài. Anh ta chẳng hề biết rằng người bạn "tri kỷ", "tình nghĩa", người mà con người coi như "người dưng" vẫn cứ đang sẵn sàng có mặt. Vầng trăng ấy không bao giờ bỏ rơi con người, dù họ có vô tình lãng quên. Hình ảnh này đã chứng tỏ tính vị tha, chất bền vững trong sâu thẳm nguồn cội tâm hồn Việt. Khổ thơ này tạo ấn tượng rất đặc biệt với toàn bộ bài thơ.

Khổ 5. Cảm xúc của tác giả khi gặp lại "cố nhân" giữa thị thành

Trăng xưa như đã đến với người. vẫn tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung. Người ngắm trang rồi bang khuân suy ngẫm:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rung rung".

Con người đang "mặt đối mặt" với trăng, với những giá trị tinh thần mình đã lãng quên, khước từ. Hai "mặt" ấy mãi là một, không thể tách rời và cũng chưa từng tách rời. Chỉ có con người cắm cúi vào những vật chất, phồn hoa tầm thường mà quên mất thôi. Từ láy "rưng rưng" đã thể hiện sâu sắc cảm giác con người lúc này. Vì lẽ gì mà con người "rưng rưng", nếu không phải là:

"như là đồng là bể
như là sông là rừng".

Điệp ngữ "như là" lập lại bốn lần. Bốn hình ảnh thân thương chợt hiện về trong ký ức: "đồng", "bể", "sông". Sự láy lại những hình tượng quá khứ đã làm sáng tỏ những gì con người đang cảm nhận lại được. Cái kí ức nghĩa tình ấy, vẻ đẹp thân thương ấy không bao giờ mất đi. Nó chỉ lặng lẽ sống trong tâm hồn con người mà thôi.

Khổ 6: Suy ngẫm của nhà thơ về tình đời, tình người và lời nhắc nhở trách nhiệm đối với quá khứ

Trăng cứ vẹn nguyên, chung thủy khiến người đọc cũng ngỡ ngàng, cức động:

"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình".

Mặc cho người "vô tình" vầng trăng vẫn tròn "tròn vành vạnh", độ lượng, bao dung. Hay nói khác đi, những giá trị bền vững, thần thiết vẫn luôn bao bọc, che chở cho con người một cách vô hình. Khi con người quay về với cội nguồn tinh thần, họ mới nhận ra mình đã bỏ phí quá nhiều điều vô giá:

"Ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình".

Ánh trăng như người bạn, nhân chứng nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở con người. Cái "im phăng phắc" ấy giống như một người dẫn đường nghiêm khắc chỉ vào cái quá khứ nghĩa tình mà con người tự đánh mất, tự bỏ quên... Hai chữ "giật mình" ở cuối bài thơ như một sám hối một sự tự cảnh tỉnh chính mình của con người.

Cất lên như một lời nhắc nhỏ, bài thơ không còn có ý nghĩa đối với một lớp người, một thế hệ vừa mới đi qua cuộc chiến tranh mà còn có ý nghĩa đối với nhiều người khác. Nó đã đặt ra một thái độ sống với quá khứ, với những người đã khuất với cả chính mình. Đừng bao giờ lãng quên quá khứ, hãy thủy chung với nghĩa tình đẹp đẽ, bình dị của đất nước, của nhân dân. Đó chính là điều tác giả muốn gởi gắm trong bài thơ.

"Ánh trăng" của Nguyễn Duy đã gây xúc động nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn đạt bình dị, chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Từ thơ bất ngờ, mới lạ. tác phẩm như một lời tâm sự, nhắc nhở về tình nghĩa thủy chung, bài học đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" sâu sắc, khiến người đọc phải giật mình, suy nghĩ nhìn lại bản thân.

Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự giản dị, xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng.

Thân bài:

* Giải thích vấn đề:

– Giản dị: Sự bình dị, mộc mạc, không cầu kì, hoa mĩ. Giản dị trong văn chương không đồng nhất với đơn giản, dễ dãi.

– Xúc động: Là tiếng lòng, sự dồn nén cao độ của cảm xúc được chính nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ đến với người đọc, khơi gợi trong lòng người đọc những rung cảm, tình cảm đẹp đẽ.

– Ám ảnh: những giá trị sâu sắc gợi cho người đọc những trăn trở nghĩ suy, những cảm xúc không thể nào quên.

-> Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hội tụ đầy đủ ba yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh.

* Chứng minh:

+ Sự giản dị trong Ánh trăng:

– Đề tài: Bài thơ lấy đề tài ánh trăng, vầng trăng- một đề tài quen thuộc trong thơ ca dân tộc.

– Bài thơ có chủ đề rất quen thuộc, bắt nguồn từ truyền thống đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Để thể hiện nội dung chủ đề, nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống, gợi nhắc con người có thái độ sống ân nghĩa. thủy chung.

– Thể thơ và cấu trúc: Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị. Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, theo dòng cảm nghĩ của tác giả, có sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.

– Giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên như lời tâm tình sâu lắng, nhịp thơ khi thì trôi chảy, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc.

+ Những xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng chủ yếu thể hiện qua nội dung tư tưởng bài thơ:

– Tình cảm giữa người và trăng trong quá khứ: tình cảm giữa người và trăng chân thành, sâu nặng. Mạch thơ khiến người đọc xúc động, ám ảnh bởi một quá khứ gian lao nhưng đẹp đẽ, nghĩa tình.

– Tình cảm giữa người và trăng theo thời gian:

Theo thời gian, cách cư xử của con người khiến ta trăn trở, day dứt. Cuộc sống hiện đại, hào nhoáng nơi thị thành đã khiến con người quên đi quá khứ, quên đi người bạn nghĩa tình năm xưa.

Vầng trăng, ánh trăng đã được nhân cách hóa như con người, có tâm hồn, có lẽ sống. Trăng khiến chúng ta xúc động và ám ảnh bởi lối sống tình nghĩa, thủy chung, nhân ái, vị tha mà cũng rất nghiêm khắc.

Trăng đưa người trở về với quá khứ, để gợi nhắc bài học sâu sắc, thấm thía về lẽ sống cao đẹp, ân tình, thủy chung, nghĩa tình với quá khứ.

* Đánh giá:

– Bài thơ giản dị từ đề tài, chủ đề đến hình ảnh, câu chữ, giọng điệu…

– Bài thơ là bức thông điệp mà tác giả gửi đến cho những người lính vừa bước ra khỏi chiến trường, đồng thời cũng là thông điệp cho tất cả chúng ta: hãy trân trọng quá khứ, hãy sống trọn đạo nghĩa: Uống nước nhớ nguồn.

Kết bài:

– Khẳng định lại nội dung bàn luận.

– Liên hệ: cần kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức Uống nước nhớ nguồn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

IV. PREPOSITIONS AND PARTICLES

1. It was very nice _________________ you to prepare and serve meals for the homeless.

2. He was very nice _________________ me. He was willing to take care ___________ my house while I was away.

3. “I’ve bought the Christmas tree you wanted.” – “Oh, thanks – that’s really kind ________ you .

4. Should you be kind _____________ him? He will forget your kindness __________ him.

5. Please be considerate _______________ your next-door neighbors. Never turn the TV up after midnight.

6. It was very considerate _______________ him to send her mother a bouquet of flowers ____________ Mother’s Day.

7. Many people decorate their homes ____________ Christmas. They buy Christmas trees and decorate them _________________ electric lights and ornaments.

8. Children believe that a fat, jolly man brings gifts____________ Christmas Eve. ________ Christmas morning, they look under the Christmas tree or in their stockings ______________ gifts ________________ him.

9. _____________________ Christmas Day, Christians go to church and sing joyful songs.

10. The shops are always crowded ___________________ Christmastime.

11. Would you like to go to Paris with us ____________________ Christmas today?

12. By tradition, people send greetings cards to their relatives and friends ____________ Tet. 13. Tet Trung Thu or the Mid-Autumn Festival is celebrated every year _________________ August 15th.

14. Passover is celebrated _________________ late March or early April.

15. Vietnamese people always have big celebrations ____________________ New Year.

16. Bye. Don’t forget our plans. Let’s see each other ___________________ the New Year.

17. _________________ Easter Sunday, young children receive some small chocolate eggs.

18. Easter egg hunts are popular _____________________ Easter.

19. Bob’s father is different ____________________ Jack’s in character and height.

20. They look much alike. We can’t distinguish one twin __________________ the other.

21. Rita was proud _________________ her success in her youth.

22. Here you are ________ last! I’ve been so worried! Thank goodness you’ve arrived safely. 23. Let me congratulate you _____________________ your excellent exam results.

24. Most girls are afraid ___________________ going out alone _______________ night.

25. We sometimes go to the theatre or the opera _________________ a friend ____________ Sunday nights.

26. It rained heavily _________________________ the night.

27. _______________________ the first night of my stay in Paris, I couldn’t get to sleep.

28. Were you satisfied ______________________ your last Christmas?

29. He was late _____________________ the show due _________________ the traffic jam. 30. This generous present was given _________________ me ________________ my parents ____________________ my 18th birthday.

31. The Youth Cultural House _____________________ Pham Ngoc Thach Street is open ___________________ public holidays.

32. What lessons can you draw _____________________ that serious mistake?

33. I am permitted to stay up late ___________________ late-night horror movies.

34. Do you often fly to Asian countries _____________ business or ____________ pleasure? 35. I have to help mum _____________ her household chores while she is __________ work. 36. Sorry, I have no time to talk to you ____________ the moment – I’m __________a hurry. 37. Thanks ____________ the present! I have always dreamt _____________ a pet goldfish!

38. We will go ________________ a trip ___________________ the museum next week.

39. I wish I could afford to go ______________ a tour ________________ Southern Vietnam.

40. Volunteers are ready to help people ______________ need _______________ being paid.

MN GIÚP TỚ VỚI Ạ

2 lượt xem
1 đáp án
3 giờ trước

Câu 1: Dãy oxit tác dụng với dd NaOH là: A. CO, SO2, CaO. B. P2O5, Al2O3, CO. C. CuO, H2O, SO3. D. CO2, SO3, Al2O3. Câu 2: Dãy oxit tác dụng với dd HCl là: A. MgO, CO, FeO. B. ZnO, Al2O3, CO2. C. CuO, H2O, SO3. D. Fe2O3, Al2O3, CuO. Câu 3: Dãy chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. FeO, KNO3, NaOH. C. Cu, MgCO3, KOH. B. CuCl2, Ca(OH)2, Mg. D. Mg, Ba(OH)2, CaCO3. Câu 4: Cặp chất cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là A. Mg(NO3)2 và KOH. B. MgCl2 và Na2SO4. C. AgNO3 và FeCl2. D. BaCl2 và CuSO4. Câu 5: Cặp chất không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là A. Mg(NO3)2 và KOH. B. FeCl2 và Na2SO4. C. NaNO3 và FeCl2. D. BaCl2 và Cu(NO3)2 Câu 6: Kim loại không tác dụng với dung dịch HCl tạo muối và giải phóng khí H2 là A. Zn. B. Pb C. Mg. D. Hg. Câu 7: Công thức hoá học của muối phân ure là A. (NH2)2CO. B. Ca3(PO4)2. C. CaHPO4 D.Ca(H2PO4)2. Câu 8: CTHH của muối canxi đi hidro phot phat là A. Ca(HCO3)2. B. CaH2PO4 C. Ca(HPO4)2 D. Ca3(PO4)2 Câu 9: Phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang là A.Si + O2 □(→┴t ) SiO2 B. S + O2 □(→┴t ) SO2 C. Fe2O3 + 3CO □(→┴t ) 2Fe + 3 CO2 D. Mn + O2 □(→┴t ) MnO2 Câu 10: Ngâm một lá Cu vào dd AgNO3 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử Bạc sinh ra đều bám vào lá đồng, thì sau phản ứng: A.Khối lượng của lá đồng tăng lên . B. Khối lượng của lá đồng giảm đi . C.Khối lượng của lá đồng không thay đổi. D. Khối lượng của dung dịch giảm đi. Câu 11: Ngâm một lá kẽm vào dd FeSO4 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử sắt sinh ra đều bám vào lá kẽm, thì sau phản ứng: A.Khối lượng của lá kẽm tăng lên . B. Khối lượng của lá kẽm giảm đi . C.Khối lượng của lá kẽm không thay đổi. D. Khối lượng của dung dịch tăng lên. Câu 12: Hoá chất dùng để nhận biết dd NaCl và dd NaNO3 là dung dịch : A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. AgNO3. D. HCl Câu 13: Hoá chất dùng để nhận biết dd NaOH và dd Ba(OH)2 là dung dịch : A. Quì tím. B. phenol phtalein. C. Na2SO4. D. HCl Câu 14: Dãy các nguyên tố kim loại được xếp theo tính hoạt động hoá học giảm dần là A. Fe, Hg, Mg, Al, Na. B.Al, Fe, Na, Ca, Mg. C. Cu, Fe, Al, Mg, Na. D.Na, Mg, Al, Fe, Cu. Câu 15: Muối nào sau đây là phân lân A.NH4NO3. B.Ca(H2PO4)2. C.KCl. D.KNO3 Câu 16: Thể tich khí SO2 ở đktc sinh ra khi cho dung dịch 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng hoàn toàn với muối Na2SO3 là A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 17: Thể tich khí dd HCl ở đktc cần dùng khi cho 0,65g Zn tác dụng với dung dịch HCl 2M là A. 10 ml. B. 5 ml. C. 15ml. D. 20ml Câu 18: Khối lượng Al thu được khi điện phân nóng chảy 1tấn quặng boxit chứa 90% Al2O3¬ với hiệu suất 90% là ( Cho Al = 27, O = 16)

2 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước