Soạn văn bài 'Cuộc chia tay của những con búp bê'

2 câu trả lời

I. Đọc-tìm hiểu chung:

1.Xuất xứ - Truyện ngắn được trao giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em tổ chức tại Thuỵ Điển 1992 của tác giả Khánh Hoài.

2.Đọc

3.Chú thích:(SGK)

4: Thể loại: -Truyện ngắn

-Kiểu văn bản: Nhật dụng

- Phương thức biểu đạt: Tự sự chính+miêu tả+biểu cảm

* Tóm tắt :

- Hai anh em Thành, Thuỷ chia đồ chơi theo yêu cầu của mẹ. Chúng nhường nhau đồ chơi và chúng không chịu nổi đau đớn khi phải chia rẽ 2 con búp bê. - Hai anh em đến trường chào cô giáo, chia tay cô và các bạn. Tình cảm thầy trò, bạn bè lưu luyến xúc động. - Hai anh em chia tay nhau, em theo mẹ về quê còn anh ở lại với bố .

- Bố cục : 3 phần 

+ Từ đầu -> như vậy : chia búp bê

+ Tiếp -> cảnh vật : chia tay lớp học

+ Còn lại : anh em chia tay

* Chủ đề :Truyện viết về cuộc chia tay đau đớn, cảm động của 2 anh em Thành và Thuỷ, khi cha mẹ li hôn

II. Đọc- hiểu văn bản :

1 – Cảnh chia đồ chơi của Thành và Thủy :

Nguyên nhân:Bố mẹ li hôn-> Thành, Thuỷ chia li->Búp bê chia tay

Mẹ giục chia đồ chơi

Thuỷ:

-Run lên bần bật,kinh hoàng,tuyệt vọng . Hai bờ mi sưng mọng vì khóc nhiều

Đêm qua khóc nức nở,tức tưởi

Thành:

cắn chặt môi , nước mắt tuôn ra như suối .

=> Tâm trạng đau đớn tuyệt vọng,hai anh em đã trải qua những giây phút buồn khổ đến mức sợ hãi trước những hiện thực phũ phàng

-> Sử dụng 1 loạt các động từ - tính từ kết hợp với phép so sánh làm nổi rõ tâm trạng của nhân vật. -Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:

+ Miêu tả tâm lí tinh tế,phù hợp

- Em còn nhỏ dại nên nỗi đau chia cắt đã dẫn đên sự sợ hãi, kinh hoàng

- Anh lớn hơn ,khôn hơn nên kìm nén nỗi đau vì thương em, không muốn em thêm hoang mang lo lắng

-> Cùng một nỗi đau nhưng cách biểu hiện tâm lí khác nhau.

* Tình cảm của 2 anh em :

- Thuỷ : vá áo cho anh, bắt con vệ sĩ gác cho anh .

- Thành : chiều nào cũng đi đón em, nhường đồ chơi cho em.

=> Tình cảm yêu thương gắn bó và luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau

* Chia búp bê :

- Thành : lấy 2 con búp bê đặt sang 2 phía.

- Thuỷ tru tréo lên giận dữ ...

=> không muốn chia rẽ búp bê, không muốn chia rẽ anh em .

=> Ca ngợi tình cảm trong sáng cao đẹp của tuổi thơ.

2. Cuộc chia với tay lớp học :

- Em không được đi học nữa

- Cô Tâm sửng sốt . “ Trời ơi ! ”, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn giụa

- Lũ bạn khóc một lúc một to

=> Gợi sự cảm thông, xót thương cho hoàn cảnh bất hạnh của Thuỷ .

->Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế,linh hoạt.

-> Lựa chọn tình huống hợp lí.Qua lời nói,hành động và những nét tâm trạng

->Miêu tả đối lập giữa ngoại cảnh và tâm cảnh

* Tác dụng: Khắc sâu cảnh ngộ éo le,trớ trêu, bất thường của Thành và Thuỷ

- Tô đậm nỗi đau đớn buồn khổ,tuyệt vọng cô đơn của nhân vật.

3 Cuộc chia tay của 2 anh em :

+ Thuỷ: - Như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá

- Ôm ghì con vệ sĩ, hôn gấp gáp lên mặt nó

- Khóc nấc lên, nắm chặt tay anh dặn dò

+ Thành: Khóc nấc lên, mếu máo, đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ, liêu xiêu của em

=> Tình anh em không thể chia lìa . => Cảnh giã biệt thật đau lòng, đã thể hiện tất cả nỗi đau và tình anh em trong bi kịch gia đình => Tiếng khóc đớn đau của NV cũng là tiếng khóc đớn đau, đồng cảm của nhà văn. tất cả đã lay động trái tim người đọc

=>Nhà văn đã kết thúc bằng sự đối lập hoàn cảnh giữa những con búp bê và người: 2 con búp bê không phải chia tay nhờ chính tấm lòng nhân hậu của bé Thuỷ. Còn anh em họ lại phải chia tay trong nỗi đau đớn đến tái tê. Nhà văn như muốn xoáy sâu nỗi đau đó vào lòng người đọc và nhắc nhở mỗi người: Hãy vì hạnh phúc tuổi thơ mà giữ gìn bảo vệ hạnh phúc gia đình.

III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật

: - Kể theo ngôi thứ nhất,trật tự kể linh hoạt, giúp tác giả thể hiện được 1 cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật .

- Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm miêu tả qua so sánh và sử dụng 1 loạt ĐT

- TT làm nổi rõ tâm trạng của nhân vật.

- Miêu tả tâm lí nhân vật.Chọn tình huống hợp lí,miêu tả tâm lí phù hợp

2.Nội dung:

* Ghi nhớ: (sgk- 27)

-Tác giả là người yêu mến trẻ em, luôn mong muốn trẻ em được hạnh phúc .

- Chúng ta cần phải biết trân trọng giữ gìn hạnh phúc gia đình .

Câu 1 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.

Truyện kể về cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và 2 con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ

Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính

Câu 2 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật xưng tôi- ngôi kể thứ nhất

+ Người xưng tôi là Thành, người chứng kiến mọi sự việc xảy ra, là người trực tiếp trong cuộc

+ Ngôi kể này thể hiện trực tiếp được ý nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng tính chân thực cho câu chuyện

b, Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó những đứa trẻ vô tội là người gánh hậu họa. Cuộc chia tay của bố mẹ dẫn tới sự chia ly của con cái, bạn bè.

- Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.

Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hai anh em Thành Thủy luôn gần gũi, yêu thương và chia sẻ với nhau:

+ Thủy vá áo cho anh

+ Thành chiều nào cũng đón em

+ Khi Thủy nức nở trong đêm trước ngày chia tay, Thành nén khóc nhưng nước mắt tuôn ra như suối

+ Thủy nhường lại con Vệ Sĩ để bảo vệ Thành không mơ ngủ thấy ma

+ Khi ra đi Thủy vẫn dặn Thành về chuyện vá áo

Câu 4 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Thủy và Thành đều muốn nhường nhau đồ chơi. Theo lệnh của mẹ, Thủy để Thành chia đồ chơi nhưng tới khi Thành chia tới hai con búp bê thì Thủy tru tréo giận dữ.

- Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chỉ có cách gia đình Thành Thủy đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay

- Chi tiết này làm người đọc thương và quý bạn Thủy vì tấm lòng nhân hậu, vị tha

- Từ đó gợi lên suy nghĩ: Chỉ tại cuộc chia tay của người lớn mà kéo theo nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt của trẻ nhỏ, những đứa con.

Câu 5 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất:

+ Chi tiết cảm động nhất có thể là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng, nhưng Thủy không dám nhận vì lí do không được đi học nữa, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn dụa

+ Thủy phải chuyển trường, Thủy không còn được đi học nữa do nhà bà ngoại quá xa trường, phải đi bán hoa quả ngoài chợ

→Thủy là đứa bé ngoan ngoãn, giàu tình cảm nhưng phải chia tay bạn bè, người thân, đồ chơi, không được đến trường, sớm phải phụ mẹ

Câu 6 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Khi Thủy rời khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

+ Anh em Thành tâm trạng vì hai anh em ở trong không khí ảm đạm, bạn bè, thầy cô đau xót trước nỗi đau quá lớn hai anh em đang trải qua

+ Thế nên, nỗi đau ấy không hề tác động gì đến những người khác

- Thành vì quá đau xót nên Thành nghĩ ai cũng biết nỗi đau của hai anh em

- Thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng

→Sự kinh nhạc để biểu hiện tâm trạng đau khổ tột cùng và hâng hụt của Thành.

Câu 7 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả muốn nhắn gửi mọi người:

- Gia đình là điều đáng quý nhất trên đời này. Người lớn cần giữ gìn mái ấm gia đình để che chở, chăm sóc cho con trẻ có cuộc sống đầy đủ về tình cảm. Đừng bao giờ để gia đình đổ vỡ, khiến cho người lớn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước