Soạn giúp mình bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình" với. Đg cần gấp lắm!
2 câu trả lời
Câu 1 (Trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài 1: Có thể nói đây là lời của người mẹ hát ru con
Bài 2: Lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ
Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu với ông bà
Bài 4: Bài ca dao không chỉ ra lời của ai. Căn cứ vào nội dung:
- Đây là lời của ông bà nói với con cháu
- Lời cha mẹ dặn dò con cái phải biết yêu thương nhau
- Lời anh em trong nhà tâm sự bảo ban lẫn nhau
Bài 2 (trang 22 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trong bài ca dao 1, bằng lời hát ru, người mẹ muốn nói với con cần ghi nhớ công ơn của cha mẹ dành cho con cái.
- Bài ca dao sử dụng lời hát ru, người nghe sẽ dễ thấm nhuần tư tưởng hơn, chính điều này khiến cho ca dao dễ đi vào lòng người hơn.
- Hình ảnh so sánh trong bài: Công cha- núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước biển Đông để thấy được sự mênh mông, vĩnh hằng của trời đất, thiên nhiên để so sánh.
Những câu ca dao tương tự nói đến công cha, nghĩa mẹ, tương tự như ở bài 1:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức cả năm canh
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Câu 3 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca dao nói tới tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê:
- Không gian: “ngõ sau” là nơi vắng vẻ, heo hút gợi lên hoàn cảnh cô đơn của người phụ nữ dưới chế độ gia trưởng phong kiến.
- Thời gian: “chiều chiều” sự lặp lại thời gian chiều. Trong ca dao chiều là khoảng thời gian gợi sự u buồn, hoang vắng.
+ Chiều cũng là thời điểm trở về, đoàn tụ nên người con gái lấy chồng vẫn bơ vơ nơi đất khách
- Tâm trạng: đau đớn nhiều bề- ruột đau chín chiều
Sự đau đớn, nỗi đau được diễn đạt từ cái cụ thể để diễn đạt cái không cụ thể: nỗi nhớ nhà, thương cha mẹ, cảm cảnh thân phận…
→ Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
Câu 4 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những tình cảm được diễn tả trong bài: nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà
- Diễn đạt thông qua lối so sánh làm nổi bật tình cảm trong bài - đây là kiểu so sánh phổ biến trong ca dao.
- Những sự vật bình thường, thân thuộc đều có thể gợi hồn thơ, thi liệu cho người sáng tác ca dao.
- Cách diễn đạt tình cảm:
+ “Ngó lên” trong văn cảnh bài ca thể hiện sự trân trọng, tôn kính
+ Hình ảnh so sánh: “nuộc lạt mái nhà” nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình
+ Mức độ so sánh: bao nhiêu… bấy nhiêu
+ Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca.
Câu 5 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tiếng hát về tình cảm anh em thân thương, ruột thịt được thể hiện qua lời nhắn nhủ tâm tình, hình thức phong phú.
- Sử dụng cặp từ cùng chung- cùng thân: nhấn mạnh mối quan hệ ruột thịt, khăng khít
- Biện pháp so sánh anh em – chân tay: cách ví von giàu hình tượng gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống
→ Bài ca dao nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau.
Câu 6 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:
+ Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu
+ Hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng
+ Lối độc thoại đặc sắc như lời tâm tình, nhắn nhủ
+ Tình cảm gia đình được diễn tả sâu sắc trong cả bốn bài ca dao
Câu 1 (Trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài 1: Có thể nói đây là lời của người mẹ hát ru con
Bài 2: Lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ
Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu với ông bà
Bài 4: Bài ca dao không chỉ ra lời của ai. Căn cứ vào nội dung:
- Đây là lời của ông bà nói với con cháu
- Lời cha mẹ dặn dò con cái phải biết yêu thương nhau
- Lời anh em trong nhà tâm sự bảo ban lẫn nhau
Bài 2 (trang 22 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trong bài ca dao 1, bằng lời hát ru, người mẹ muốn nói với con cần ghi nhớ công ơn của cha mẹ dành cho con cái.
- Bài ca dao sử dụng lời hát ru, người nghe sẽ dễ thấm nhuần tư tưởng hơn, chính điều này khiến cho ca dao dễ đi vào lòng người hơn.
- Hình ảnh so sánh trong bài: Công cha- núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước biển Đông để thấy được sự mênh mông, vĩnh hằng của trời đất, thiên nhiên để so sánh.
- Những câu ca dao tương tự nói đến công cha, nghĩa mẹ, tương tự như ở bài 1:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức cả năm canh
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Câu 3 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca dao nói tới tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê:
- Không gian: “ngõ sau” là nơi vắng vẻ, heo hút gợi lên hoàn cảnh cô đơn của người phụ nữ dưới chế độ gia trưởng phong kiến.
- Thời gian: “chiều chiều” sự lặp lại thời gian chiều. Trong ca dao chiều là khoảng thời gian gợi sự u buồn, hoang vắng.
+ Chiều cũng là thời điểm trở về, đoàn tụ nên người con gái lấy chồng vẫn bơ vơ nơi đất khách
- Tâm trạng: đau đớn nhiều bề- ruột đau chín chiều
Sự đau đớn, nỗi đau được diễn đạt từ cái cụ thể để diễn đạt cái không cụ thể: nỗi nhớ nhà, thương cha mẹ, cảm cảnh thân phận…
→ Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
Câu 4 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những tình cảm được diễn tả trong bài: nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà
- Diễn đạt thông qua lối so sánh làm nổi bật tình cảm trong bài - đây là kiểu so sánh phổ biến trong ca dao.
- Những sự vật bình thường, thân thuộc đều có thể gợi hồn thơ, thi liệu cho người sáng tác ca dao.
- Cách diễn đạt tình cảm:
+ “Ngó lên” trong văn cảnh bài ca thể hiện sự trân trọng, tôn kính
+ Hình ảnh so sánh: “nuộc lạt mái nhà” nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình
+ Mức độ so sánh: bao nhiêu… bấy nhiêu
+ Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca.
Câu 5 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tiếng hát về tình cảm anh em thân thương, ruột thịt được thể hiện qua lời nhắn nhủ tâm tình, hình thức phong phú.
- Sử dụng cặp từ cùng chung- cùng thân: nhấn mạnh mối quan hệ ruột thịt, khăng khít
- Biện pháp so sánh anh em – chân tay: cách ví von giàu hình tượng gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống
→ Bài ca dao nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau.
Câu 6 (trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:
+ Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu
+ Hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng
+ Lối độc thoại đặc sắc như lời tâm tình, nhắn nhủ
+ Tình cảm gia đình được diễn tả sâu sắc trong cả bốn bài ca dao