Soạn gdcd 3 bài Bài 13: quyền được bv, chăm sóc và giáo dục trẻ em Vn Bài 14: bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa Ko chép mạng Từ trang 38 đến 50 sgk gdcd 7

2 câu trả lời

Bài 13 : Quyền được bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam

a) - Bố mẹ Thái li hôn khi em vừa 4 tuổi.

- Ở với bà ngoại, bà thì sức yếu không nuôi được, lúc đó Thái phải rửa bát thuê kiếm sống.

- Tuổi thơ của Thái không may mắn,gặp nhiều bất hạnh

b) - Quyền chung sống với bố mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các người thân trong gia đình.

- Quyền được giáo dục, quyền được học tập, được dạy dỗ vui chơi, giải trí...

c) - Học tập rèn luyện tốt.

- Biết vâng lời các cô, các thầy tại trường giáo dưỡng.

- Thực hiện tốt nội quy, kỉ luật của nhà trường, 5 điều Bác Hồ dạy.

d) Hình (1): Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.

Hình (2): Quyền được chung sống với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

Hình (3): Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

Hình (4), (5): Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao.

Câu hỏi :

a) (1); (2); (3); (6).

b)- Tổ chức tiêm phòng văcxin cho trẻ.

- Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ ở những vùng thiên tai, lũ lụt.

- Tể chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo khó, cơ nhỡ.

- Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo, không nơi nương tựa.

- Lập trường, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật.

c) Trong gia đình:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

- Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em

Ở nhà trường:

- Yêu trường, yêu lớp, có yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.

- Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.

d) (1); (3).

đ)- Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, vi phạm đạo đức của một học sinh.

- Không làm tròn bổn phận của một người con : yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.

- Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh.

Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a) - Khai thác rừng bừa bãi, không theo luật pháp

- Lâm tặc hoành hành.

- Nạn phá rừng lấy đất canh tác, nhiều vụ cháy rừng, xâm hại tới tài nguyên rừng

b)Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người theo luật pháp và quy định

c)Những giải pháp, những chính sách của Nhà nước nhằm hạn chế và ngăn chặn nạn xâm hại rừng, ngăn chặn tình trạng suy giảm rừng, kiểm soát các thảm họa mất rừng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Diện tích rừng bị tàn phá do chiến tranh, do khai thác bừa bãi, nạn lâm tặc, do du canh du cư phá rừng lấy đất canh tác...

Tất cả những điều thông tin đưa có thể nói là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của những sự kiện đã nêu. Rừng bị tàn phá, thiên nhiên vị tàn phá đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người dẫn đến hậu quả: lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và của.

d) - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).

Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái), khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

     + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

     + Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

     + Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

     + Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.

     + Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.

     + Săn bắt động vật quý hiếm.

a) (1); (2); (5)

b) (1); (2); (3); (6)

c)Đáp án 2:

đ)+ Ở trường cùng các bạn quét lớp, dọn vệ sinh khu lớp học

+ Tưới cây trong trường

+ Trồng thêm nhiều cây mới trong những lần đi lao động

+ Không vứt rácbừa bãi vứt đúng nơi quy đinh

+ Huy động mọi người cùng tham gia

g) Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khai thác hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là góp phần bảo vệ sự sống của chúng ta.

Câu trả lời của Thiên Cốt :

Bài 13 : Quyền được bảo vễ,chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam

Gợi ý Bài 13 trang 40 sgk GDCD 7

a) Theo em, vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật ?

- Bố mẹ Thái li hôn khi em vừa 4 tuổi.

- Bố mẹ bỏ Thái đi tìm hạnh phúc riêng.

- Ở với bà ngoại, bà thì sức yếu không nuôi được cháu nữa, lúc đó Thái phải rửa bát thuê kiếm sống.

- Tuổi thơ của Thái không may mắn,gặp nhiều bất hạnh

b) Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng lứa tuổi ?

Thái không được hưởng những quyền:

- Quyền chung sống với bố mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các nguòi thân trong gia đình.

- Quyền được giáo dục, quyền được học tập, được dạy dỗ vui chơi, giải trí...

c) Theo em, Thái phải làm gì để trở thành người tốt ?

- Học tập rèn luyện tốt.

- Biết vâng lời các cô, các chú tại trường giáo dưỡng.

- Thực hiện tốt nội quy, kỉ luật của nhà trường,5 điều Bác Hồ dạy.

d) Nêu các quyền của trẻ em được thể hiện trong tranh 1, 2, 3, 4, 5.

Ảnh (1): Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.

Ảnh (2): Quyền được chung sống với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

Ảnh (3): Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

Ảnh (4), (5): Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao.

Câu hỏi :

a) Trong các hành vi sau, theo em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em ?

Hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em: (1); (2); (3); (6).

b)

- Tổ chức tiêm phòng văcxin cho trẻ.

- Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ ở những vùng thiên tai, lũ lụt.

- Tể chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo khó, cơ nhỡ.

- Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo, không nơi nương tựa.

- Lập trường, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật.

c)

* Trong gia đình:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

- Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em

* Ở nhà trường:

- Yêu trường, yêu lớp, có yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.

- Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.

d)

Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường tội phạm tội em sẽ: (1); (3).

đ)

- Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, vi phạm đạo đức của một học sinh.

- Không làm tròn bổn phận của một người con : yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.

- Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh.

Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trả lời Gợi ý Bài 14 trang 45 sgk GDCD 7

a) Em hãy cho biết nguyên nhân (do con người gây ra) dẫn đến hiện tượng lũ lụt.

- Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy luật, không tuân thủ các biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sinh rừng.

- Lâm tặc hoành hành.

- Nạn du canh du cư, phá rừng lấy đất canh tác, nhiều vụ cháy rừng, xâm hại tới tài nguyên rừng.

- Diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp.

b) Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống của con người.

Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.

c) Em hãy nêu mối quan hệ giữa các thông tin và sự kiện kể trên.

Thông tin: những giải pháp, những chính sách của Nhà nước nhằm hạn chế và ngăn chặn nạn xâm hại rừng, ngăn chặn tình trạng suy giảm rừng, kiểm soát các thảm họa mất rừng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Diện tích rừng bị tàn phá do chiến tranh, do khai thác bừa bãi, nạn lâm tặc, do du canh du cư phá rừng lấy đất canh tác...

Tất cả những điều thông tin đưa có thể nói là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của những sự kiện đã nêu. Rừng bị tàn phá, thiên nhiên vị tàn phá đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người dẫn đến hậu quả: lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và của.

d) Em hiểu thế nào là môi trường ? Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người ? Cho một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).

Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái), khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

     + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

     + Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

     + Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

     + Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.

     + Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.

     + Săn bắt động vật quý hiếm.

a)

Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường là: (1); (2); (5)

b)

Những hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường là: (1); (2); (3); (6)

c)

Phương án 2: là phương án tốt nhất và bảo đảm các yếu tố mở rộng quy mô sản .xuất, đổi mới công nghệ, góp phần tăng năng xuất lao động, bảo vệ môi trường, về chi phí, tuy hiện tại có chi thêm một phần kinh phí bảo vệ môi trường nhưng xét về lâu dài, việc giữ gìn bảo vệ môi trường sẽ có lợi về nhiều mặt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tiết kiệm hơn so với kinh phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả tai hại do ô nhiễm môi trường gây ra.. Vì thế nên chọn phương án 2

d)

Bạn tự trả lời nhé

đ)

Các bạn cần làm những việc để góp phần bảo vệ môi trường :

+ Ở trường cùng các bạn quét lớp, dọn vệ sinh khu lớp học

+ Tưới cây trong trường

+ Trồng thêm nhiều cây mới trong những lần đi lao động

+ Vất rác đúng nơi quy đinh, không vất bừa bãi

+ Huy động mọi người cùng tham gia

e)

Học sinh sưu tầm ảnh, tư liệu trên sách báo, trong sách mà  tìm được, đọc được liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên qua sách, báo, mạng, tác phẩm mĩ thuật, phim ảnh.

g)

Câu thành ngữ muốn nói: Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khai thác hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là góp phần bảo vệ sự sống của chúng ta.

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm