Soạn bài tìm hiểu chung về văn nghị luộn Ngữ văn lớp 7. Nhanh lên nhé mng

2 câu trả lời

#phongnha5i

1. Nhu cầu nghị luận

a. Các vấn đề tương tự

- Tại sao phải học ngoại ngữ?

- Tại sao phải trung thực ?

- Tại sao phải sống có trách nhiệm?

- Làm thế nào để bảo vệ môi trường?

- Đại học có phải con đường duy nhất?

b. Với câu hỏi như trên chúng ta không thể trả lời bằng các văn bản kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. bởi vì các câu hỏi này buộc người ta phải quan tâm dùng lí lẽ có lí dẫn chứng thuyết phục để trả lời, phải làm văn nghị luận

c. Hằng ngày trên báo đài thường có các kiểu văn bản như: bình luận thể thao, Hà Nội đẹp, hỏi đáp pháp luật, tư vấn sức khỏe,….

2. Thế nào là văn bản nghị luận

a. - Mục đích của văn bản là Bác muốn mọi người Việt Nam phải biết chữ để xây dựng nước nhà

- Bài viết nêu ra các ý kiến:

    + Thực dân Pháp ngu dân để cai trị nước ta

    + Hầu hết người Việt Nam đều mù chữ

    + Những cách thức để thực hiện chống thất học

- Luận điểm Bác nêu ra

    + Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí

    + Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi…. viết chữ quốc ngữ

b. Tác giả thuyết phục người đọc bằng các lí lẽ:

- Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng Tám

- Những điều kiện để người người dân tham gia xây dựng nước nhà

- Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn bản kể chuyện, miêu tả, biểu cảm vì các văn bản này không thể hiện được mục đích nội dung ý đồ của tác giả, không có sức thuyết phục người đọc người nghe

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 9 Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Đây là bài văn nghị luận. Mặc dù thân bài có kể ra một số thói quen xấu nhưng cách thức trình bày, ý kiến nêu ra có lí lẽ, có dẫn chứng, vấn đề trình bày rất rõ ràng.

b. Tác giả đề xuất ý kiến là “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”

- Tên bài tập trung ý kiến của tác giả cần trình bày. Ngoài ra ta có thể thấy một số câu khác thể hiện ý đó

    + Phần mở đầu có hai câu với từ là

    + Phần kết thúc có ba câu nói việc có thói quen tốt là khó, thói xấu là dễ. dẫn tới kết luận là phải xem lại mình để phấn đấu cho nếp sống văn minh

- Để thuyết phục người đọc, tác giả không chỉ giải thích, dùng lí lẽ mà đưa ra dẫn chứng sinh động như:

    + Gạt tàn thuốc lá bừa bãi

    + Vứt vỏ chuối ra đường

    + Rác ùn lên cả con mương nhỏ

    + Ném chai lọ, cốc vỡ ra đường

c. Bài viết này đã nhằm giải quyết một vấn đề trong giao tiếp đời thường. những ý kiến của bài viết rất gọn rất chặt chẽ

Bài 2 (trang 10 Ngữ Văn 7 Tập 2): Bố cục của bài văn

- Mở bài : giới thiệu thói quen tốt xấu

- Thân bài: trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ

- Kết bài: đề xuất phấn đấu ý thức tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp

Bài 3 (trang 10 Ngữ Văn 7 Tập 2): Đoạn văn nghị luận tham khảo

      “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

      Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

      Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

mình lm xong rồi ạ

cái này là  mình chép nha bn:)

NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

(trang 7 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

1. Nhu cầu nghị luận

a) Em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như: Vì sao em đi học?, Theo em như thế nào là sống đẹp?, …

Các câu hỏi tương tự:

- Vì sao em thích đọc sách?

- Suy nghĩ của em về vấn đề trung thực trong thi cử.

- Theo em, thế nào là văn hóa giao thông?

b) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em không thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà buộc phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, thuyết phục người khác.

* Lí do:

- Tự sự chỉ là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia và cuối cùng là kết thúc.

- Miêu tả: dựng lại chân dung cảnh người, vật, sự vật, sinh hoạt…

- Biểu cảm chỉ dừng lại ở việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

c) Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản: bình luận, hội thảo, phê bình, bình luận thời sự, bình luận thể thao.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a)

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích để chống giặc dốt - một trong ba thứ giặc rất nguy hại sau cách mạng tháng 8 – 1945, chống nạn thất học do chính sách ngu dân của bọn thực dân Pháp để lại.

- Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến: kêu gọi nhân dân đi học, chỉ ra cách học cho mọi người bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi người dân.

- Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm:

+ Sự cần thiết phải nâng cao dân trí

+ Kêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học 

b) Những lí lẽ:

- Tình trạng lạc hậu, nạn thất học của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám.

- Những điều kiện cần có để người dân Việt Nam tham gia xây dựng đất nước.

- Những việc cụ thể cần làm đế chống nạn thất học.

c) Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm vì nó khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ như vậy.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

a) Đây chính là một văn bản nghị luận, vì:

- Vấn đề nêu ra là một vấn đề xã hội: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

- Để giải quyết vấn đề, tác giả đã sử dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.

b)

- Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu từ những việc nhỏ nhất.

- Những dòng văn sau thể hiện ý kiến trên: “Tạo được thói quen tốt rất khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.

- Lí lẽ và dẫn chứng:

Thói quen tốt:

Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, …

Thói quen xấu:

Hút thuốc lá, gạt tàn bừa bãi, vứt rác bừa bãi, ném chai vỡ ra đường, …

c) Bài văn nghị luận nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế. Em tán thành với ý kiến của bài vì những ý kiến đó đều rất đúng và hợp lí.